Chứng thái nhân cách, khi được đo trên PCL-R, là tương quan âm với tất
cả các rối loạn Trục I trong DSM-IV ngoại trừ các rối loạn lạm dụng chất
gây nghiện. PCL-R Yếu tố 1 có tương quan với rối loạn nhân cách ái kỷ và
rối loạn nhân cách kịch tính. PCL-R Yếu tố 1 có liên hệ với tính hướng
ngoại và tình cảm tích cực. Yếu tố 1, những cái gọi là đặc tính nhân cách
cốt lõi của chứng thái nhân cách, thậm chí có thể mang lại lợi ích cho kẻ
thái nhân cách (về mặt hoạt động xã hội bình thường).
PCL-R Yếu tố 2 tương quan đặc biệt mạnh với rối loạn nhân cách chống
xã hội và tội phạm. PCL-R Yếu tố 2 có liên hệ với phản ứng tức giận, lo
lắng, gia tăng nguy cơ tự vẫn, tội phạm và bạo lực bốc đồng.
5. Mức độ phổ biến của chứng thái nhân cách
Ước tính về mức độ phổ biến của bất cứ hội chứng rối loạn nào dĩ nhiên
là phụ thuộc vào việc nó được định nghĩa thế nào, đánh giá thế nào, ai là
người đánh giá và tại sao. Và dĩ nhiên là nếu có các lý do chính trị để che
giấu sự phổ biến của chứng thái nhân cách (ví dụ như có những kẻ thái
nhân cách ở vị trí nắm quyền lực chính trị, nơi thu hút chúng đến một cách
tự nhiên và chúng có kỹ năng cần thiết để đạt tới), khi đó định nghĩa và
cách đánh giá sẽ được thiết kế để dùng cho các lý do chính trị.
Trong một bài viết gần đây, [30] các tác giả viết:
Chứng thái nhân cách, như được trình bày ban đầu bởi Cleckley (1941),
không chỉ giới hạn vào việc tham gia các hoạt động bất hợp pháp, mà bao
gồm cả các đặc điểm nhân cách như tính thủ đoạn, không thành thật, vị kỷ
và không cảm thấy tội lỗi - những đặc điểm thường có trong tội phạm
nhưng cũng có ở trong vợ/chồng, cha mẹ, ông chủ, luật sư, chính trị gia và
giám đốc, chỉ kể ra một số (Bursten, 1973; Stewart 1991). Đánh giá của
chúng tôi về mức độ phổ biến của chứng thái nhân cách trong cộng đồng
trường đại học gợi ý rằng có lẽ 5% hoặc hơn trong số các đối tượng được