trong DSM-IV về ASPD và một bác sĩ khác có thể nói ngược lại và cả hai
đều đúng! Bác sĩ đầu có thể chỉ dùng các tiêu chí chẩn đoán chính thức
trong khi bác sĩ thứ hai có thể nói "vâng, bị cáo có thể đáp ứng các tiêu chí
chính thức, nhưng anh ta hay cô ta không có những đặc điểm nhân cách mô
tả trong phần "Các đặc điểm liên quan" của đoạn đó trong DSM-IV". Nói
một cách khác, một kẻ thái nhân cách lão luyện cùng với một luật sư giỏi
có thể phạm bất cứ tội ác nào mà vẫn thoát thân.
Sự thất bại này của DSM-IV trong việc phân biệt rõ ràng giữa chứng thái
nhân cách và ASPD có thể (và chắc chắn là sẽ) có những hậu quả rất
nghiêm trọng cho xã hội. Robert Hare viết:
... hầu hết các cấp thẩm quyền coi chứng thái nhân cách là yếu tố tăng
nặng hơn là yếu tố giảm nhẹ trong việc xác định trách nhiệm hình sự. Ở
một số bang, một bị cáo bị kết tội giết người ở mức độ thứ nhất và bị chẩn
đoán là thái nhân cách dễ có khả năng nhận án tử hình với lý do kẻ thái
nhân cách về bản chất là nhẫn tâm, không biết ăn năn, không chữa trị được
và gần như chắc chắn sẽ phạm tội lần nữa. Nhưng nhiều kẻ giết người lĩnh
án tử hình đã, và tiếp tục sẽ, bị gán danh hiệu thái nhân cách một cách
nhầm lẫn dựa trên cơ sở các tiêu chí cho ASPD trong DSM-III, DSM-III-R
hay DSM-IV. Chúng ta không biết bao nhiêu trong số những người lĩnh án
tử hình này thực sự thể hiện cấu trúc nhân cách của kẻ thái nhân cách, hay
bao nhiêu người chỉ đáp ứng tiêu chí cho ASPD, một chứng rối loạn áp
dụng với phần lớn tội phạm và chỉ có một liên hệ mong manh đến khả năng
chữa trị và xác suất phạm tội trở lại. Nếu một chẩn đoán thái nhân cách dẫn
đến án tử hình, hay một mức án tăng nặng nào khác như là tù chung thân,
người bác sĩ đưa ra chẩn đoán đó cần biết chắc là họ không nhầm lẫn giữa
ASPD và chứng thái nhân cách. [...] Sự nhầm lẫn trong chẩn đoán giữa hai
chứng rối loạn có khả năng làm hại cả bệnh nhân tâm thần lẫn xã hội.
Xã hội ngụy trang