TỘI ÁC Ở BƯU ĐIỆN
“Ông ạ,” trung sĩ cảnh sát Brejcha nói. “Tôi muốn biết, tại sao trên bức
tranh công lý là một người phụ nữ đeo kính tay cầm cái cân, y như bà ấy
bán hạt tiêu. Theo tôi công lý phải giống như người cảnh sát. Cái này chắc
ông không tin chứ nhiều việc chúng tôi xử lý chả cần đến thẩm phán, chả
cần cân hay những gì phức tạp. Những vụ nhỏ chúng tôi xử qua cho xong,
với những vụ lớn chúng tôi cởi dây lưng ra
; cái này đúng với chín mươi
chín trong một trăm vụ của ngành tư pháp. Ông ạ, tôi nói cho ông nghe nhé,
ở đây tôi đã kết tội hai kẻ vào tội giết người và tôi đã tự xử họ với mức án
công bằng, họ đã thụ án và tôi cũng chẳng nói với ai câu nào. Khoan, tôi sẽ
kể cho ông nghe nhé. Ừ, ông còn nhớ cái cô gái mà cách đây hai năm còn
làm ở bưu điện làng này không? Đúng rồi, tên cô ấy là Helenka
, ông ạ, cô
ấy chết đuối vào dịp hè; cô ấy nhảy xuống hồ nuôi cá, đi khoảng năm chục
mét đến chỗ sâu. Mãi hai hôm sau xác cô ấy mới nổi lên. Ông biết tại sao
cô ấy lại làm như thế không? Ngày cô ấy trẫm mình tự tử là ngày thanh tra
từ Praha đến kiểm tra bưu điện và phát hiện ra cô Helenka bị thiếu hai trăm
trong két. Hai trăm khốn nạn, ông ạ. Và lão nhân viên thanh tra ngu như
lợn ấy nói rằng lão sẽ phải báo cáo lên trên và vụ này sẽ phải điều tra như
một vụ thụt két. Tối hôm đó ông ạ, Helenka đã tự tử vì nhục nhã. Khi người
ta kéo cô ấy lên bờ, tôi phải đứng cạnh cô ấy cho đến khi hội đồng đến. Cô
ấy chẳng có chút gì là đẹp nữa, nhưng tôi vẫn nhìn thấy cô ấy luôn luôn
mỉm cười qua cửa sổ trong bưu điện. Vâng, tất cả chúng tôi đều hay đến
chỗ cô ấy, đúng không, chúng tôi đều mến cô ấy. Thật quá thể, tôi tự nhủ,
cô bé này không ăn trộm hai trăm đâu, chủ yếu là tôi không tin chuyện này
và lý do thứ hai là cô ấy không cần ăn trộm; bố cô ấy là chủ xưởng xay lúa