phân, đậy các tấm ván và Pepek ngồi ở trong cái hang ấy năm tháng trời;
trời ạ, cái này thì đến cả những người tử vì đạo cũng không chịu nổi. Sau
này vì chuyện con gà mái mà bà hàng xóm tố cáo cậu ta, cảnh sát đến lôi
Pepek từ trong phân ra; các ông nghe nhé, họ phải mua thêm mười mét
thừng để khỏi phải ngửi cậu ta khi họ giải cậu ta ra thành phố.
“Khi Pepek đã bớt mùi thì họ xử cậu ta trước tòa án binh. Lúc bấy giờ
có một thẩm phán tòa án
, một ông Dillinger; có người nói ông ta là chó
săn, có người bảo ông ta là tay chơi, nhưng ông này biết chửi rủa. Các ông
nghe nhé, cái này thì phải giữ gìn: thời Đế quốc Áo người ta biết chửi lắm!
Ở đây ta nhìn thấy truyền thống thời trước. Ngày nay không mấy ai biết
chửi thành thật, nhưng làm nhục thì họ biết. Thế là thẩm phán Dillinger đặt
Pepek ở giữa sân và xử cậu ta từ trên cửa sổ vì không muốn cậu ta đứng
gần mình. Các ông biết đấy, vụ của Pepek rất tệ, bỏ chạy khỏi chiến trường,
xứng tội tử hình bằng xử bắn và có trời cứu. Và cái ông Dillinger cũng
không mất công lưỡng lự với bất kỳ ai, ông ta rõ ràng là chó săn mà.
Nhưng đến lúc phải quyết định về bản án, tay Dillinger quát lớn từ cửa sổ:
Này Pepek, khi anh bị chôn trong phân, có đêm nào anh chui vào nhà ngủ
với vợ không?
Tòa án binh của Đế quốc Áo.
“Pepek bồn chồn cựa quậy, sau đó đỏ mặt lên và buột miệng: Xin phép
thưa ngài thẩm phán, đôi khi, không thì không xong.
“Lúc ấy thẩm phán đóng cửa sổ lại và nói: Trời ạ! Sau đó ông ta lắc
đầu và chạy quanh phòng, lúc đã bình tĩnh lại ông ta nói: Họ có thể đuổi tôi
về hưu chứ tôi không xử tử hình tên này, nhất là vì mụ đàn bà ấy; tởm lợm,
đây là tình yêu vợ chồng! Và sau đó ông ta thỏa thuận được việc phạt tù bị
can ba năm trong căn cứ quân sự.
“Trong cái căn cứ ấy Pepek, người tù, có nhiệm vụ coi vườn của người
chỉ huy. Chỉ huy lúc bấy giờ là đại tá Babka. Ông Babka sau này có nói là
chưa bao giờ vườn của ông có rau đẹp và tốt như khi được Pepek vun
trồng. Có quỷ biết, ông chỉ huy nói, rau nó tốt là do cái gì.”