Khang Kiếm học ở Bắc Kinh, từ nhỏ đã là học sinh ưu tú, sau khi tốt
nghiệp thạc sĩ Đại học Nhân Dân liền công tác tại Ban Tuyên truyền của
tỉnh. Từ khi bước vào trung học, cuộc đời của anh đã được định sẵn, ông
Khang Vân Lâm nói Khang Kiếm là đứa trẻ chín chắn, điềm tĩnh, có chừng
mực, thích hợp đi theo con đường quan lộ, vì thế ông hết sức bồi dưỡng,
tạo cơ hội cho anh trên phương diện này.
Chưa đến hai năm, Khang Kiếm đã lên chức trưởng phòng ở Ban Tuyên
truyền, hai tám tuổi đã lên cán bộ đầu ngành, khiến người ta ngưỡng mộ.
Việc này một phần do sự tác động từ bên trong của ông Khang Vân Lâm,
cũng do sự xuất sắc và cố gắng của Khang Kiếm.
Nhưng trong năm đó, Khang Kiếm chín chắn, điềm tĩnh đã xảy ra một
chuyện ngoài ý muốn.
Tất cả đều bắt nguồn từ một người - Y Đồng Đồng.
Hồi học đại học, Khang Kiếm có không ít người ái mộ, không biết tại
sao, không có người nào làm anh rung động, có lẽ là do duyên phận chưa
tới, cũng có thể do anh yêu cầu quá cao.
Ở tỉnh có vài bức tường thành cổ từ thời Minh còn lưu lại, mấy bức
tường thành đó ở ngay trung tâm thành phố, rêu phong loang lổ, hoang tàn
đổ nát, làm mất mĩ quan, ảnh hưởng tới quy hoạch toàn thành. Vì chuyện
dỡ hay không dỡ bỏ mấy bức tường này mà lãnh đạo tỉnh đã tổ chức trưng
cầu dân ý không chỉ một lần. Kết quả khiến người ta dở khóc dở cười, lần
nào cũng 50: 50.
Khang Kiếm tham dự một lần trưng cầu dân ý, sau khi có kết quả, anh
viết một bài đăng trên báo chiều của tỉnh, liệt kê những mặt được mất của
việc giữ lại hay dỡ bỏ, ở cuối bài anh viết, dòng sông lịch sử cuồn cuộn
chảy về Đông, một trăm năm sau, chúng ta sẽ để lại cho hậu thế một thành