Với con mắt thành thục, anh kiểm tra vòi nước nhỏ giọt nổi loạn kia
và khi bà chủ nhà hỏi liệu có phải thay cái mới không, anh trả lời bằng cách
ca ngợi những nhà sản xuất, kể ra những đặc tính cao quý của kim loại và
tính hoàn hảo của các thành tố cấu thành nó mà ở đó anh thích thú tìm thấy
các chi tiết của trường nghệ thuật Bauhaus hoặc nghệ thuật trang trí. Sau
cùng, với sự chính xác của một nhà giải phẫu, anh tiến hành tháo dỡ vòi
nước và tuyên bố: “Mọi thứ đều sửa được, trừ cái chết”.
Anh không uống rượu vì cho rằng một bàn tay chắc khỏe là nền tảng
cho công việc của anh. Với niềm đam mê, anh tra cứu hoặc đọc những xuất
bản phẩm về kiến trúc mà anh mua được ở hiệu sách cũ, xúc động đến rớm
nước mắt khi miêu tả những thành tố của một loại vật liệu xây dựng mới
nào đó, và thú xa xỉ duy nhất anh tự cho phép mình là đi đến sân vận động
tham dự những trận thi đấu thể thao của các trường đại học. Thầy Correa
thấy trong những vận động viên những cơ chế hoàn hảo, miễn nhiễm với gỉ
đồng và mọi loại dấu vết han gỉ.
Cách đây chừng hơn một năm, anh thấy người không khỏe, và các bác
sĩ chẩn đoán bệnh ung thư tiến triển, đã ở giai đoạn cuối. Người
gásfiter xếp chiếc đèn hàn dưới chân giường và quan sát nó, nét mặt lo
lắng, với sự bồn chồn không phải do cái chết chắc chắn sẽ đến của anh mà
do nghĩ đến những vòi nước, ống nước và bao thứ máy móc khác từng phụ
thuộc vào đôi bàn tay anh rồi đây sẽ bị bỏ rơi.
Anh phải làm gì đó và anh đã làm. Gom góp chút sức lực cuối cùng,
anh triệu mời các bà các cô từng là khách hàng của mình và anh coi như
những người thân cận nhất tới, giải thích với họ rằng không thể phó mặc
thế giới cho gỉ đồng và mạt sắt, và chia sẻ với họ tất cả bí mật trong nghề
của anh.
Cách đây mấy ngày, ở Santiago, con gái Doris của anh nói với tôi về
trường đại học dạy nghề sửa đường nước đó, những dụng cụ được truyền
tay nhau, trong khi các bà các cô học nghề nhắc lại các từ kỹ thuật như