HOA HỒNG SA MẠC - Trang 132

Ngày 11 tháng Chín năm 1973, thầy giáo Gálvez dạy tiếng Tây Ban

Nha trong một ngôi trường nhỏ tại vùng nông thôn gần Chilián, ở miền
Nam đất nước. Ông gần sáu mươi tuổi, góa vợ và có gia đình duy nhất là
người con trai đang học ngành nông học ở Đại học Concepcíon, và những
học trò của ông.

Người con trai, như hàng nghìn bạn trẻ, một ngày kia bị bộ máy của

nền độc tài nuốt mất. Trong hai năm, don Carlos Gálvez gõ mọi cánh cửa,
nói chuyện với đủ loại người dễ chịu cũng như hùng hổ, đáng kính hay sợ
sệt, đoàn kết hay hiếu thẳng, ông nhận những cái cười, những lời lăng nhục,
nhưng cũng có cả những câu an ủi. Ông không lùi bước cho tới khi tìm lại
được người con trai, đã bị biến thành một tàn tích, nhưng còn sống.

Năm 1979, don Carlos Gálvez, “người theo chủ nghĩa xã hội, phi tôn

giáo và người uống rượu vang đỏ”, cuối cùng đã đưa được con trai ra khỏi
tù và gửi anh sang Cộng hòa Liên bang Đức, chuyển thành người lưu vong,
nhưng sống sót.

Những di hại của nhục hình tra tấn trình ra cái hóa đơn đòi thanh toán

của nó với rất nhiều người Chile vào thời điểm họ có lại thói quen xưa cũ là
được sống. Con trai của don Carlos là một trong số họ. Anh mất ở
Hamburg năm 1981 và thầy Gálvez bay sang châu Âu với một chiếc va li
nhỏ để dự lễ chôn cất.

Tôi quen biết ông ở nghĩa trang. Đó là một buổi sáng tháng Hai lạnh

giá và những cành cây đóng băng gợi hình ảnh một rừng thủy tinh an bình.
Don Carlos, đứng bên nấm mộ, đọc một bài thơ của César Vallejo: Anh vẫn
luôn viết với ngón tay chỉ thẳng vào không gian/ Các đồng chí muôn năm!/
Với một chữ C như cắt ở trong lòng/ Các đồng chí muôn năm!

Người lưu vong để lại gì? Một vài bức ảnh, cái bầu uống trà, ống hút

bẳng bạc, những cuốn sách của Neruda. Tất cả chừng đó kỷ vật, don Carlos
xếp vào chiếc va li nhỏ và trở lại Chile vài ngày sau đó. Ở sân bay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.