Cả hai bên câu đều có nhân viên hải quan. Nhân viên Đức thực hiện
vai trò của mình một cách khá uể oải, điều đó cũng dễ hiểu, vì giữa một
phong cảnh như mơ như vậy, chẳng ai có ý định làm khó người khác và
cũng không muốn bị làm khó. Tới mức mà những thanh niên bên phía Đức
chào thân thiện những người qua lại, họ nhìn dòng sông, và rất thường đi
uống một panh bia tại những hiên quán đầy chào đón bên bờ sông Rhin.
Nhân viên hải quan bên phía Thụy Sĩ cũng làm như vậy, trừ một ngoại
lệ: ông Hải quan.
Đó là một người đàn ông béo lùn vận bộ đồng phục màu xám một
cách trang nghiêm, và đội chiếc mũ bê rê đúng quy chế điệu đà nghiêng
qua bên trái. Ông tầm sáu chục tuổi, tóc bạc và đeo cặp kính kẹp trên mũi.
Thoạt nhìn, vẻ ngoài của ông gợi ra hình ảnh một người lùn béo tròn nhu
nhược, nhưng lại không phải vậy, vì người đàn ông này là ông Hải quan.
Nhiều người Đức sang làm việc bên Thụy Sĩ và mỗi sáng run rẩy với ý
nghĩ ông Hải quan đang trực trạm. Nỗi sợ hãi này hoàn toàn lý giải được:
họ có nguy cơ mất rất nhiều thời gian vì tính hăng hái quá mức và tinh thần
trách nhiệm đến phát sốt của ông.
Đơn cử người dân này của Laufenberg phía Đức đi qua biên giới hai
lần mỗi năm, một nề nếp diễn ra từ mười năm nay, không may rơi trúng
ông Hải quan.
- Thẻ căn cước, oder, ông Hải quan nói.
- Lại xem nữa? Mà ông biết tôi từ khi tôi còn bé con mà, anh người
Đức trả lời.
- Thẻ căn cước, ông Hải quan nhấn giọng lạnh lùng.
Anh người Đức đưa cho ông và chịu đựng một cách kiên cường ánh
mắt của ông Hải quan đang kiểm tra tính xác thực của chứng từ, xem ảnh