“Ban nãy tôi nói là không tìm được loài hoa nào giống với bông hoa
vàng đó nhưng đây mới chỉ là tìm trong số những loài hoa hiện có thôi.
Như tôi đã từng nói, bây giờ hoa khiên ngưu vàng không tồn tại. Thế nhưng
trước kia nó không phải là loài hiếm. Vào thời Edo
, có một giai đoạn việc
trồng hoa khiên ngưu rất phổ biến, những tư liệu nổi tiếng hồi đó vẫn còn
được lưu lại. Trong số những tư liệu đó có ghi chép về hoa khiên ngưu
vàng.” Sota vừa nhìn máy tính bảng vừa giải thích cho Rino.
Tư liệu tiêu biểu về hoa khiên ngưu gồm có Hoa triều nhan
ép và Tuyển
tập hoa triêu nhan. Hoa triều nhan ép được viết năm 1818 bao gồm cả văn
bản lẫn những tiêu bản hoa ép, được hậu duệ của dòng họ thương nhân
ngành cá mòi khô Ozu ở vùng Ise Matsusaka lưu giữ. Trong đó tiêu bản
hoa ép tên là Kimaru
có cánh màu vàng nhạt giống như tên gọi. Nếu tính
cả chuyện màu hoa bị ố theo thời gian thì có thể đoán được màu vàng của
bông hoa gốc đậm hơn. Còn Tuyển tập hoa triều nhan là cuốn sách minh
họa hoa khiên ngưu được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1817 ở Edo, trong
đó, loài hoa được giới thiệu là Gokukizai
có màu vàng đậm. Ngoài ra, hoa
khiên ngưu vàng cũng được nói đến cả trong một số tư liệu khác.
“Nhưng mà bây giờ chúng đã tuyệt chủng rồi sao? Tại sao thế?”
Nghe Akiyama Rino hỏi, Sota nghiêng đầu.
“Tôi cũng không rõ chuyện đó. Có giả thuyết cho rằng vì ảnh hưởng của
cuộc cải cách Minh Trị
, cũng có thuyết cho rằng do thời kỳ Thế chiến Thứ
hai khó khăn nên các giống hoa hiếm đã bị mất đi. Sự thật vẫn nằm trong
vòng bí ẩn.”
“Nghĩa là vẫn có khả năng chúng chưa bị tuyệt chủng đúng không?”
“Đó chính là điều tôi muốn nói. Có thể do một lý do nào đó mà chúng
tạm biến mất nhưng rồi đã được hồi sinh. Hạt giống của loài hoa quý này
đã vô tình rơi vào tay ông nội cô và ông ấy đã chăm cho nó nở thành bông
hoa đó, suy luận như vậy có hợp lý không?”
“Nhưng mà nếu như thế thì phải có thông tin trên Internet chứ nhỉ?”
“Có thể chưa đến mức ấy. Trước mắt ngày mai tôi sẽ quay lại Osaka
nhưng sẽ về đây sớm thôi. Lúc đó tôi sẽ liên lạc lại với cô.”