trời, cướp những gói bánh mì không có ai trông giữ và quấy nhiễu những
người hầu bàn mặc lễ phục.
Khu quảng trường rộng lớn này, khác với hầu hết quảng trường ở châu
Âu, có hình dáng không phải của một quảng trường mà lại là chữ L. Phần
chân ngắn hơn – vẫn được gọi là piazzetta – nối đại dương với Thánh đường
St. Mark. Phía trước mặt, quảng trường ngoặt sang trái một góc chín mươi
độ để ăn vào phần chân dài hơn, chạy suốt từ thánh đường đến Bảo tàng
Correr. Rất lạ là, thay vì chạy thẳng, quảng trường này lại là một hình thang
không đều, thu hẹp khá nhiều ở một đầu. Cái ảo giác kiểu ngôi nhà hoạt náo
này làm cho quảng trường trông dài hơn nhiều so với thực tế, một hiệu ứng
càng tăng lên thấy rõ nhờ mảng gạch lát được bố trí bao lấy những gian hàng
so khai của các thương gia đường phố ở thế kỉ XV.
Khi tiến đến những khúc ngoặt của quảng trường, Langdon có thể nhìn rõ,
thẳng trước mặt cách đó một quãng, mặt kính màu lam lấp loáng của Tháp
đồng hồ St. Mark – cũng chính là cái đồng hồ thiên văn nơi điệp viên James
Bond ném một tên tội phạm xuống dưới trong phim người đi tìm trăng.
Không phải tới thời điểm này, khi đã tiến vào khu quảng trường kín đáo,
Langdon mới đánh giá được đầy đủ món quà độc đóa nhất của thành phố
này.
Âm thanh.
Hầu như không có xe hơi hay loại xe gắn động cơ nào, Venice vắng hẳn
những dòng xe cộ, tàu điện ngầm, và còi xe, nhường không gian âm thanh
cho món “lẩu” tiếng động rất đặc trưng và không hề có tí máy móc nào:
Tiếng con người, tiếng bồ câu gù, và tiếng vĩ cầm du dương vang lên ở
những quán cà phê ngoài trời. Âm thanh của Venice không giống bất kỳ đại
đô thị nào trên thế giới.
Khi trời ngả chiều, mặt trời từ phía tây chiếu xuống St. Mark tọ ra những
bóng đổ dài trên quảng trường lát gạch, Landon ngước nhìn tòa tháp chuông
cao vút vươn cao phía trên quảng trường và sừng sững in trên bầu trời
Venice cổ kính. Phần hành lang phía trên của tháp chen chúc hàng trăm con
người. Chỉ nghĩ đến việc leo lên đó đã khiến anh rùng mình, cho nên anh cúi
đầu xuống và tiếp tục len qua biển người.