HỎA NGỤC - Trang 494

Chương 88

Kỳ quan thế giới thứ tám, một số người gọi nơi này như vậy, nhưng lúc

này đứng bên trong, Langdon không có ý định tranh luận về đánh giá đó.

Khi cả nhóm bước qua ngưỡng cửa tiến vào khu điện thờ đồ sộ, Langdon

sực nhớ rằng Hagia Sophia có thể gây được ấn tượng với khách tham quan
về quy mô tráng lệ của nó chỉ trong nháy mắt.

Gian phòng này lớn đến mức dường như ngay cả những đại giáo đường

của châu Âu cũng biến thành những chú lùn. Langdon biết rằng, sự choáng
ngợp của nó một phần là ảo giác - một hiệu ứng phụ nhờ phần mặt sàn kiểu
Byzantine, với toàn bộ không gian thờ cúng tập trung trong một gian phòng
vuông vức duy nhất, chứ không phải trải ra theo bốn nhánh của bố cục hình
thập tự - vốn là phong cách được sử dụng cho các thánh đường sau này.

Tòa nhà này còn nhiều tuổi hơn Notre-Dame đến bảy trăm năm, Langdon

nghĩ bụng.

Sau khi mất một lúc mới quan sát được hết quy mô rộng lớn của gian

phòng, Langdon ngước mắt nhìn lên, phải hơn bốn mươi lăm mét phía trên
đầu, về phía mái vòm màu vàng sáng lấp lánh trùm lấy gian phòng. Từ điểm
trung tâm, bốn mươi gọng vòm tỏa đều ra như những tia nắng mặt trời, chạy
tới dãy tường cuốn hình tròn gồm buốn mươi ô cửa sổ vòng cung. Vào ban
ngày, ánh sáng tràn qua những ô cửa sổ này phản chiếu và khúc xạ những
mảnh kính khảm chặt trên lớp mái vàng, tạo ra “thứ ánh sáng kỳ ảo”, điểm
nổi tiếng nhất của Hagia Sophia.

Langdon từng một lần duy nhất thấy cái không gian mạ vàng của gian

phòng này được nắm bắt một cách chính xác trong tranh vẽ. Họa sĩ John
Singer Sargent. Không có gì lạ, khi tạo ra bức Hagia Sophia nổi tiếng của
mình, vị họa sĩ người Mỹ này chỉ giới hạn bảng màu trong phạm vi những
sắc độ khác nhau của một màu duy nhất.

Màu vàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.