103
bàn; đầu tiên người đó đi tới nó, biết nó qua kinh nghiệm
riêng của mình, và thế rồi bất kì cái gì xảy ra, cứ xảy ra.
Người ta trở thành tự nhiên và cho phép nó xảy ra, người ta
vẫn còn trong buông bỏ. Người ta không liên tục suy nghĩ
và triết lí.
Câu hỏi thứ năm:
Nếu người ta thực hành sáu toàn hảo (paramita), và
trải qua mười giai đoạn bồ tát hạnh, và hoàn thành
mười nghìn đức hạnh, người đó phải biết rằng mọi thứ
là không sinh, do đó chúng sẽ không diệt. Nhận biết
như vậy không là trực giác không là trí tuệ. Người đó
không có gì để nhận và không có gì để nhận người đó.
Người này có nhận ra thiền không?
Toàn những câu hỏi suy đoán, câu hỏi của tâm trí,
không liên quan, không ý nghĩa, vô nghĩa, ngớ ngẩn. Nhưng
chúng có vẻ giống như những câu hỏi lớn và các học giả
dành cả đời họ cho những câu hỏi như vậy.
Vào thời Trung cổ đã có một tranh cãi lớn trong những
người theo thượng đế học Ki tô giáo. Tranh cãi này vẫn còn
đó, không được quyết định, không kết luận nào đã từng
được đạt tới, nhưng toàn thể sự việc bắt đầu có vẻ ngu xuẩn
tới mức dự án này bị vứt bỏ. Nhưng vào thời Trung cổ trong
ba trăm năm tranh cãi này đã tới mức toàn thể thế giới Ki tô
giáo đã được tham gia vào trong nó. Vấn đề là: bao nhiêu
thiên thần có thể nhảy múa trên đầu kim? Bây giờ điều đó
có vẻ ngu xuẩn, nhưng nó đã không là ngu xuẩn cho những
người đó. Và họ đều là các học giả lớn, những người biết
các kinh sách và những điều tinh vi của logic. Với họ đó
thực sự là câu hỏi lớn, bởi vì các thiên thần không có trọng
lượng nào và các thiên thần có năng lực trở thành lớn hay