119
Jesus có thơ ca, ông ấy nói thơ ca. Phật có thơ ca, ông
ấy sống thơ ca. Marx không có thơ ca chút nào, chỉ logic
khô khan, đờ đẫn. Ngay cả logic cũng không rất sắc bén.
Mọi người đã từng sống trong rác rưởi thế - và họ cứ quyết
định về Dostoevsky, về Tolstoy, về Turgenev sao? Họ sẽ
không có khả năng hiểu những người này, họ nhất định hiểu
lầm.
Ở Nga, thơ ca chết; điều đó đã từng là một trong
những tổn thất lớn lao nhất cho nhân loại. Ở Trung Quốc nó
chết, bởi vì nhà thơ đang phục vụ cho nhà nước bây giờ. Họ
được thưởng, họ được kính trọng, họ được cho các chức vụ
lớn trong đại học, nhưng với điều kiện là họ không là nhà
thơ của tự do. Họ phải là nhà thơ của nô lệ, họ phải phục vụ
cho nhà nước.
Và nhà thơ thực không thể phục vụ bất kì ai, người đó
chỉ phục vụ cho thơ ca. Người đó viết, người đó hát, không
vì bất kì kì động cơ nào khác hơn là nghệ thuật vị nghệ
thuật; không có động cơ nào và không có mục đích nào
trong nó. Việc hát của người đó chỉ giống như chim hót
trong sáng sớm mặt trời, hoa nở, bướm bay. Vâng, đích xác
giống thế: hoàn toàn tự do, tự nhiên, tự phát.
Tôi tuyệt đối hỗ trợ cho cách thức thơ ca của cuộc
sống, bởi vì nó đem bạn lại gần tôn giáo hơn. Nhưng đừng
dừng ở đó... bởi vì nhà thơ chỉ có những thoáng nhìn về
chân lí, chỉ những thoáng nhìn, thoáng nhìn xa xôi, dường
như cửa sổ đột nhiên mở ra trong cơn gió mạnh và đóng lại,
dường như trong đêm tối tối bạn bị lạc trong rừng thẳm và
có mây trên trời, mây đen, và thế rồi có sấm và sét. Khi tia
sét có đó, trong một khoảnh khắc tất cả là ánh sáng, bạn có
thể thấy mọi thứ: cây, đường, đá, núi. Nhưng nó chỉ có
trong một khoảnh khắc, và thế rồi tia sét tắt đi và bóng tối
sâu hơn và trở thành tối hơn ngay cả trước đây. Bạn bị
quáng mắt, thậm chí còn nhiều hơn trong bóng tối. Bạn có
thể loạng choạng vớ phải đá, bởi vì trước tia sét bạn đã rất