117
từ cây nhỏ nhất tới cây lớn nhất, rằng tất cả chúng đều đang
cố đi ra ngoài các vì sao. Liệu chúng có thành công hay
không là vấn đề khác. Tôi không quan tâm tới điều đó, tôi
quan tâm tới cảm giác bên trong của cây."
Bây giờ Vincent van Gogh là đúng theo cách thơ ca
nhưng không đúng theo cách khoa học. Theo cách khoa học
ông ấy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng theo cách thơ ca ông ấy tuyệt
đối đúng. Ông ấy nói, "Cây không là gì ngoài niềm khao
khát của đất được gặp các vì sao, là ham muốn của đất để
bắc cầu qua khe hở giữa bản thân nó và các ngôi sao khác.
Nó có thể thành công, nó có thể không thành công, điều đó
là vấn đề phụ." Điều đó là không liên quan đối với van
Gogh.
Nhà thơ có cái nhìn riêng của người đó; nó có tính
riêng tư, nó không có tính tập thể. Do đó tất cả những người
tin vào tính tập thể đều là phản thơ ca.
Plato, người theo chủ nghĩa tập thể đầu tiên trên thế
giới, viết trong cuốn sách không tưởng của mình, Nền Cộng
hoà - chính là ý tưởng của ông ấy về xã hội như các xã hội
tương lai phải vậy - rằng trong nền cộng hoà của ông ấy nhà
thơ sẽ không được phép - nhà thơ nói riêng. Không ai khác
bị ngăn cản, nhưng nhà thơ bị ngăn cản; họ phải không được
phép trong nền cộng hoà Plato. Tại sao? Tại sao ông ấy sợ
nhà thơ thế? Bởi lí do đơn giản là nhà thơ đem vào cái nhìn
cá nhân, riêng tư, và điều đó có thể tạo ra phá huỷ. Plato
muốn áp đặt hình mẫu nào đó, một kiểu phong cách, lên mọi
người. Ông ấy muốn một loại thống nhất, bị áp đặt bó buộc,
và nhà thơ là không tin cậy được theo cách đó.
Không phải ngẫu nhiên mà ở nước Nga Xô viết, sau
cách mạng, thơ ca chết. Trước cách mạng Nga đã sản sinh
những nhà thơ và nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất mà thế giới đã
từng biết tới, thực ra là vô song. Không nước nào có thể
theo được. Ai có thể hơn Leo Tolstoy, Maxim Gorky,