115
Tôn giáo là siêu việt. Nó không có tính đối thể không
tính chủ thể, bởi vì cả hai đều là một nửa của cái toàn thể.
Khoa học đã chọn một nửa - bên ngoài, tính đối thể; thơ ca
đã chọn nửa kia - tính chủ thể, bên trong. Nhưng cả hai đều
là một nửa và một nửa không bao giờ có thể là việc hoàn
thành. Người ta cần cái toàn thể trở thành toàn thể. Tôn giáo
là toàn thể. Nó không có tính đối thể không tính chủ thể; nó
là siêu việt. Nó đi ra ngoài cả hai và bao gồm cả hai. Nó bao
quát cả hai và vậy mà lại không bị cái nào giới hạn. Đó là
chuyến bay cao nhất có thể cho tâm thức con người.
Tôn giáo làm tan biến mọi nhị nguyên - và nhị nguyên
của chủ thể và đối thể là nhị nguyên nền tảng của bên trong
và bên ngoài. Tôn giáo làm tan biết cả hai và thế thì chỉ còn
riêng một hiện tượng. Cái bên trong là cái bên ngoài và cái
bên ngoài là cái bên trong; không có phân biệt, không kẽ hở.
Cái bên trong đang trở thành cái bên ngoài mọi khoảnh khắc
và cái bên ngoài đang trở thành cái bên trong mọi khoảnh
khắc - cũng như hơi thở. Chỉ mới một giây trước nó đã ở
bên ngoài, bây giờ nó là ở bên trong, và lần nữa nó lại ở bên
ngoài. Hơi thở tới, đi, tới, đi. Cũng giống như điều đó, sự
tồn tại liên tục hội nhập. Nó là sự thống nhất hữu cơ, nó
không là hai.
Nhà khoa học đang tiếp cận tới thực tại như tâm trí
nam. Nó là cách tiếp cận nam tính: chinh phục tự nhiên. Và
nhà thơ tiếp cận tới thực tại với tâm trí nữ tính: buông xuôi,
nhạy cảm, mở với thực tại, ở trong buông bỏ, thảnh thơi.
Tôn giáo không nam không nữ; nó chỉ là việc chứng kiến cả
hai. Nhưng nhà khoa học rất xa xôi với tôn giáo; nhà thơ có
gần hơn chút ít.
Đó là lí do tại sao thỉnh thoảng tôi nói về thơ ca và nhà
thơ, bởi vì trước khi bạn có thể trở nên siêu việt bạn sẽ phải
học cách có tính thơ ca. Khoa học được xã hội dạy, bởi
trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Thơ ca bị thiếu. Bởi
vì nó không có giá trị thị trường nào, không ai chăm nom tới