trường trung học số 1 Khai Phong. Đứng trước chính uỷ Văn, Thỉ Căn thấy
mình chẳng khác gì kẻ mù chữ. Anh rất khâm phục chính uỷ, nói:
- Thưa chính uỷ, đồng chí nói chuyện hay quá! Tôi được dịp mở rộng tầm
mắt!
Kể từ đó, Thỉ Căn như trở thành con người khác. Không còn sợ lũ rận, cũng
không còn khinh dể người nghèo, đến đâu cũng tất tả gánh nước, quét nhà
giúp tá điền như chiến sĩ, giúp dân nghèo giảm tô giảm tức. Sau này cần
mở căn cứ địa ở huyện, chính uỷ cử Thỉ Căn đến huyện đội. Thỉ Căn chấp
hành mệnh lệnh ngay, khoác ba lô đến huyện đội làm đại đội trưởng. Chiến
sĩ ở huyện đội đều là dân binh vừa được điều lên, càng không chính quy
bằng Bát lộ quân, hơi tị lại giở thói ở quê. Đưa cho anh ta một khẩu súng,
anh ta cầm súng cứ như cầm xẻng hót phân, hoặc lại dùng súng làm gậy ba-
toong. Nhưng Thỉ Căn không gắt gỏng, mà nhắc nhở họ dần dần. Một lần
tình cờ chạm trán quân Nhật. Trong lúc hỗn chiến, đại đội của anh mặc dù
bị chết ba người, nhưng lại bắn chết một tên lính Nhật, được chính uỷ
huyện đội biểu dương. Chỉ có điều, mỗi lần về thôn, Thỉ Căn đều muốn ra
oai, nên mượn một con ngựa để cưỡi, rồi chọn lấy vài chiến sĩ đi cùng.
Chính uỷ huyện đội cũng là bạn học của chính uỷ Văn, biết ai cũng có cái
hay cái dở cả, nên không trách cứ gì, chỉ cười. Có lần, còn đem cả bộ quân
phục mới toanh của mình cho Thỉ Căn mượn. Lần này Thỉ Căn về thôn, bộ
quân phục mặc trên người là mượn của chính uỷ huyện đội.
Thỉ Căn cưỡi ngựa vào thôn, nhiều người trông thấy, đều chạy ra chào hỏi.
Thỉ Căn xuống ngựa, cũng mỉm cười chào mọi người. Lúc này, mấy chiến
sĩ Bát lộ quân cũng tự động xếp thành hàng dọc, đi đều bước, trông ra dáng
lắm. Mọi người chăm chú ngắm mấy chiến sĩ Bát lộ quân đi đội ngũ. Đến
cửa nhà Thỉ Căn, hai chiến sĩ bước lên làm nhiệm vụ canh gác. Thỉ Căn xua
tay:
- Ở đây không có địch, không cần gác, vào nhà uống nước đi!
Mẹ Thỉ Căn là Kinh Thị vừa vặn ra cửa đón. Bà xởi lởi: