***
Hoàn Khố – cái gọi là chân tâm.
Văn Thư từng nói:“Mọi việc đều có chừng mực, có một số việc nếu ko
phải thật tâm thì ko thể lấy được chân tâm của người khác.”
Vào thời khắc mọi bức màn đều bị hạ xuống, màn kịch kết thúc, Hồ
vương đã nhàn nhạt nói:“Nhị thái tử, ngươi dùng cái gì đòi lấy chân tâm
của Ly Thanh ta?”
Câu trả lời thực ra vô cùng đơn giản, chỉ có một tấm chân tâm, mới có
thể đổi được một tấm chân tâm. Đáng tiếc, câu trả lời đơn giản nhưng lại
phải đánh đổi bằng quá nhiều nỗi đau, quá nhiều máu và nước mắt.
Tôi từng đau thắt lòng khi cảm những tâm sự của Ly Thanh:“Lan
Uyên, giữa ta và ngươi chỉ là một cuộc giao dịch, ta cho ngươi hoan tình,
ngươi cho ta ôn nhu, cả hai đều không thiếu nợ nhau.”Bị phụ bạc chân tâm,
Ly Thanh đã nghiễm nhiên chuyển mối quan hệ giữa hai người thành một
cuộc giao dịch. Đáng tiếc, chân tâm không phải là một cuộc giao dịch, và
cái giá phải trả khi đem chân tâm ra giaodịch chính là nỗi đau mà cả hai
người đều đã phải gánh chịu.
Lan Uyên từng có suy nghĩ:“Thật thật giả giả, nào có ai móc chân tâm
ra để nhìn đâu?”Suy nghĩ ấy của hắn sai lầm rồi, bởi người ta không nhìn
chân tâm bằng mắt, mà người ta cảm nhận chân tâm bằng trái tim. Thật tâm
hay không thật tâm, sao người ta có thể không biết?
Còn một ý nghĩa được ẩn giấu trong thiên truyện này nữa, đó là chân
tâm cần phải được thể hiện ra rõ ràng, không nên giữ yên lặng và chỉ ngầm
suy đoán đối phương.
Giữa hai người lúc nào cũng chỉ có ngầm mưu tính kế, dò đoán lẫn
nhau, từ đó dẫn đến những hiểu lầm sâu sắc và hậu quả đáng buồn. Khi Lan