HOÀN THÀNH MỌI VIỆC KHÔNG HỀ KHÓ - Trang 141

cho bạn biết bạn nên giữ lại loại tài liệu nào trong bao lâu. Bạn nên xác
định khả năng có giải quyết được công việc hay không. Khi rõ ràng là
không có hành động nào cần thiết, thì sẽ có nhiều lựa chọn.

Các thông tin còn ấp ủ

Có những thứ trong hệ thống thông tin của bạn khiến bạn tự nhủ “Hiện tại,
không có gì để làm với chúng nhưng sau này thì có thể có”. Những ví dụ
của loại này là:

• Có tin là Phòng Thương mại sẽ ăn điểm tâm với một phát ngôn viên. Bạn
muốn biết về điều này nhưng hai tuần nữa nó mới xảy ra. Bạn không chắc
lúc đó mình ở nhà hay đi công tác.

• Một tổ chức mời bạn tham dự một cuộc hội thảo kéo dài ba tuần. Một
ngày trước khi diễn ra cuộc hội thảo, bạn không nên làm gì ngoài việc
chuẩn bị kỹ cho bản thân và đọc qua thông tin về cuộc hội thảo đó.

• Có một quảng cáo nâng cấp phần mềm Quycken sắp tới cho hệ thống tài
chính cá nhân của bạn. Bạn có thật sự cần phiên bản mới này không? Nếu
bạn không biết... bạn nên quan tâm đến nó vào một dịp khác.

• Bạn có một ý tưởng về công việc của mình trong cuộc họp bán hàng hàng
năm vào năm tới. Hiện tại, không có gì để làm với công việc đó nhưng bạn
muốn được nhắc nhở khi bắt đầu kế lập hoạch cho cuộc họp sắp tới.

• Một mẩu giấy nhắc bạn tham gia một lớp học vẽ màu nước mà bây giờ
bạn không có thời gian để tham gia.

Bạn sẽ làm gì với những công việc này? Có hai sự lựa chọn cho bạn:

• Viết chúng vào danh sách “Một ngày nào đó/Có thể”

• Viết lên cuốn lịch hay trong hồ sơ “Ghi nhớ”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.