HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN - Trang 15

15

phát tại cảnh-hạng. Vì thế nên dưới ñây có chỗ nói về bịnh tại khí, có chỗ nói về bịnh tại kinh v.v…. ñều là phân biệt hư-thực
của Tạng-khí và Kinh-du vậy.

Mùa Hạ Dương-khí phát tiết ra ngoải, Tạng-khí bị hư ở bên trong, nên phong-khí thừa mà phạm vào Tạng.
Thu-khí chủ về sự thâu giáng, không thể bảo vệ ñược bì-phu, cơ-tấu ; nên phong-khí mới phạm vào Du.
Tứ chi là nơi gốc của khí Dương. ðông khí ẩn nấp vào bên trong, dương khí bị hư ở bên ngoài, nên mới phát bịnh tại TỨ CHI.
Trở lên, nói về cái khí của 4 mùa và 5 Tạng.

KINH VĂN ________________________________________________________________________

Cho nên mùa Xuân thường hay sinh bịnh TỴ-NỤC ; tháng Trọng-Hạ (tháng5) thường hay sinh bịnh ðÔNG-

TIẾT, HÀN-TRUNG (ñi tả và lạnh ở bên trong). Mùa Thu hay sinh bịnh PHONG-NGƯỢC ; mùa ðông thường hay

sinh bịnh TÝ, QUYẾT (tê ñau và giá lạnh tay chân).

(1)



(1)_. Trên ñây thường hay dùng 2 chữ “thường hay” là nói về Kinh-du của 5 Tạng ñều ở bộ phận ngoài, PHONG làm thương cơ-

tấu thời dể lọt vào kinh.- TỴ-NỤC tức ñổ máu cam (máu chảy ra ở mủi) vì bịnh tại ñầu nên Tỵ-nục.

Kinh-du của Tâm ở Hung-hiếp. Nên bịnh tại ñấy.

CHU-TẾ-CÔNG hỏi : “

Chỉ nói bịnh ở Hung-hiếp mà không nói chứng trạng, là vì sao ?

-. ðáp : Về 3 ñoạn trên và dưới ñây ñều phản phúc biện luận về sự “xuất, nhập“ của Tạng-khí và Kinh-du, cho nên chỉ nói

bịnh tại ñầu, tại tạng, tại kiên-bối và hung-hiếp v.v..... mà không nói là bịnh gì ; ñến như các chứng tỵ-nục, ñông-tiết .... là

nói về bịnh thuộc kinh mà tại ñầu thời có chứng tỵ-nục, bịnh thuộc kinh mà tại phúc thời có chứng ñông-tiết và hàn-

trung.... Tuy nhiên, mấy ñoạn ñây vẫn không chú trọng về chứng trạng.

Mùa Hạ, Dương khí ở bên ngoài, nên Lý-khí hư hàn. Tháng Trưởng-hạ Thấp-Thổ chủ khí, phong lọt vào kinh-du, tức phạm
vào trong mà thành chứng ñông-tiết, ñó là “

phong Mộc thừa hư mà thắng Thổ“.-.

Tỳ là một chí âm ở trong âm không thể

hóa ñược nhiệt nên mới thành chứng hàn-trung.

Mùa Thu, dương khí thâu liễm vào bên trong, âm khí dẫn ra bên ngoài. Tà với chính gặp nhau ở khoảng “NỘI với NGOẠI“
giao tiếp, hai bên cùng xung ñột lẫn nhau thành chứng PHONG-NGƯỢC (sốt-úi).

Tứ chi là gốc của mọi khí Dương. Mùa ðông dương khí ẩn nấp ở bộ phận dưới, khiến cho kinh khí bị hư ở bên ngoài. Bị
phong lọt vào kinh, nên tứ chi mắc chứng QUYẾT.

Trở lên nói về bịnh tại “KINH, LẠC”.



KINH VĂN ________________________________________________________________________

Cho nên về mùa ðông, nếu biết giữ gìn cẩn thận, không ñể cho Dương khí quá háo tán ra ngoài, thời sang

Xuân sẽ không bị các chứng như Tỵ-nục và bịnh ở Cảnh-hạng ; Trọng-Hạ không bị bịnh ở hung-hiếp ; Trưởng-Hạ

không bị ðông-tiết, hàn-trung ; Thu không bị phong-ngược ; ðông không bị Tý-quyết và sôn-tiết hãn-xuất.

(1)


(1)_. ðoạn này nói thêm :

nếu giữ ñược Dương khí bền bĩ thời 4 mùa kinh-du không bị mắc bịnh.

Lại nói thêm 2 chứng sôn-tiết và hãn-xuất ñể tỏ cho người ta biết rằng : con người nếu hay bảo trọng và giữ gìn cái khí
Nguyên-chân, thì không khi nào tà khí còn phạm ñược vào kinh mạch mà gây bịnh tại bên trong là sôn-tiết ; cũng không khi
nào phạm ñược vào Dương khí mà gây nên bịnh ở bên ngoài là hãn-xuất vậy.



KINH VĂN ________________________________________________________________________

Nghĩ như TINH là cái gốc của sinh mệnh con người. Cho nên người biết tàng tinh (giữ gìn, dè dặt) thời mùa

Xuân không mắc bịnh ÔN. Về mùa Hạ, nếu thử hãn (nắng nực ra mồ hôi) không tiết ra ñược, sang Thu sẽ thành

bịnh PHONG-NGƯỢC v.v.... ñó là mạch pháp của bình-nhân (người thường, vô bịnh).

(1)


(1)_. Thần khí với huyết mạch sinh ra bởi Tinh, cho nên nói :

“TINH là gốc của sinh mệnh”.

Biết tàng ñược tinh, thời huyết khí

giữ bền ở bên trong, còn tà nào phạm ñược vào bên ngoài, cho nên không mắc phải bịnh Ôn _. Về mùa Hạ cần phải có thử-
hãn, nếu thử hãn không tiết ra ñược, ñến mùa Thu gặp tiết thâu tàng, hai khí xung ñột nên mới sinh chứng Phong-ngược.

Thiên này chuyên bàn về KINH-MẠCH, nên ñây nói là mạch pháp của bình nhân.


KINH VĂN ________________________________________________________________________

Cho nên nói rằng trong Âm có Âm, trong Dương có Dương.

- Từ sáng sớm ñến ñúng trưa là Dương trong Dương ;

- Từ ñúng trưa ñến hoàng hôn là Âm ở trong Dương ;

- Từ chập tối ñến gà gáy là Âm ở trong Âm ;

- Từ gà gáy ñến sáng sớm là Dương ở trong Âm ;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.