12
CHƯƠNG 61
THUỶ NHIỆT HUYỆT LUẬN THIÊN
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Hoàng-ðế hỏi rằng :
--. Thiếu-âm sao lại chủ về THẬN ? THẬN sao lại chủ về THUỶ ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
--. THẬN thuộc về Chí-âm ; Chí-âm là nơi ñể chứa Thuỷ, PHẾ thuộc về Thái-âm.
-- Thiếu-âm mạch thuộc về mùa ðông. Cho nên gốc nó ở THẬN mà ngọn nó là PHẾ. ðều là những nơi chứa
nước.
--. THẬN sao lại có thể tụ ñược Thuỷ mà sinh ra bịnh ?
--.THẬN là cửa của VỊ, vì « quan-môn » không lợi nên mới tụ Thuỷ và theo về cùng loài của nó
(1)
(1)-. Thận chủ về Hạ-tiêu. BÀNG-QUANG làm chủ, khai khiếu ra nhị âm (tiền âm, hậu âm). Cho nên Thận-khí hoá thời nhị
âm thông lợi ; thận khí không hoá thời nhị âm bí vít. Nhị âm vít thời nước uống vào VỊ sẽ bị ràn.... cho nên ñây nói «
THẬN là
cửa của VỊ »
. Cửa ñóng thời khí bị ngừng lại, khi dừng lại thời nước bị ứ. Nước ứ lại thời sẽ quá nhiều ; nước quá nhiều thời khí
sẽ ngập tràn. Nên mới nói : «
quan-môn không lợi, sẽ tụ thuỷ mà theo về cùng loài của nó ».
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Làm quá sức nhọc mệt, thời Thận hãn thoát ra. Thận hãn toát ra thời gặp gió, trong không thể lọt vào Tạng
phủ, ngoài không thể vượt ra bì phu. Khách
(1)
ở Huyền-phủ, dẫn ñi ở trong Bì, truyền làm chứng PHÙ-THŨNG, gốc
nó ở Thận, gọi là PHONG THUỶ -- Huyền-phủ tức là lỗ hổng cho hãn toát ra.
(1)-. vật gì nguyên không có mà ñến, gọi là KHÁCH, trái với CHỦ. Như Phong-khách ở bì-phu, vì bì phu vốn không có
phong, giờ phong từ ngoài mới nhập vào, nên gọi là Khách. – Trong ðông-y dùng chữ « khách » ñể giải thích bịnh rất nhiều, vì
nó có ý nghĩa hay, nên ñây giải nghĩa rõ. ñể sau ñây dùng nguyên âm cho tiện.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Hoàng-ðế hỏi rằng :
--. THUỶ-DU năm mươi bảy nơi, nó chủ về gì ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
--. Thận-du năm mươi bảy huyệt, là nơi tụ của tích âm thủy, do ñó mà ra vào. Tại cầu thượng có 5 hàng, mỗi
hàng có 5 huyệt, ñều là Thận-du. Cho nên, thuỷ dẫn xuống thành phù thũng, ở ðại phúc thành chứng thở suyễn
không thể nằm. Vì « tiêu, bản » ñều mắc bịnh nên mới có chứng « suyễn thở » và « phù thũng » do thuỷ khí
không du chuyển mà gây nên.
(1)
(1)-. Trên ñây nói về « tiêu, bản » ñều mắc bịnh. THẬN là bản vả PHẾ là tiêu. Tại Phế thời thành chứng thở suyễn, tại
Thận thời thành chứng phù thũng. Phế bị khí nghịch nên không thể nằm -- Bởi Thận-du vòng qua Cầu-cốt mà ñi trở xuống, lại
vòng qua Phúc mà suốt lên trên Phế, giờ về thuỷ khí lưu ở kinh-du, mới gây nên chứng hậu như vậy. – Phàm thứ huyết-khí hữu
hình thời lưu hành ở trong mạch, thứ khí vô hình thời lưu hành ở ngoài mạch. Vì vậy cái thuỷ hữu hình cũng lưu hành ở khoản
khí phận vô hình, cái thuỷ khí vô hình lại lưu hành ở trong mạch hữu hình. Thuỷ theo kinh mà xuất hiện ở trên dưới, mà thuỷ
khí cũng theo kinh mà lưu ở trong mạch. Cho nên về chứng phù thũng ở ñại-phúc, ñó là do con ñường « xuất, nhập, nội,
ngoại » của Thuỷ ; còn thở suyễn không thể nằm, ñó là do « thuỷ-khí nghịch lên ở trong mạch ».
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
--. Trên Phục-thố ñều có 2 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt. ðó là khí-nhai của THẬN, và là nơi giao kết tại chân
của 3 kinh âm.