HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN - Trang 154

15

CHƯƠNG 62

ðIỀU KINH LUẬN THIÊN



_________________________________ KINH VĂN ______________________________________

Hoàng-ðế hỏi rằng :

--. Tôi nghe về phép THÍCH : « hữu dư thời TẢ, bất túc thời BỔ ». Vậy thế nào là hữu dư,và bất túc ?

Kỳ-Bá thưa rằng :

--. Hữu dư có 5 loại, bất túc có 5 loại. Vậy ðẾ muốn hỏi về loại nào ?

--. Xin cho biết cả ?

--. THẦN : có hữu dư, có bất túc ; HUYẾT : có hữu dư có bất túc ; HÌNH : có hữu dư có bất túc.... Tất cả 10

loại ñó, khí ñều không giống nhau.

--. Người có Tinh, Khí, Tân-dịch, Tứ chi, cữu khiếu, 5 Tạng, 16 Bộ, 360 tiết.... Bấy giờ mới sinh a trăm bịnh.

Trăm bịnh sinh ra ñều có hư thực. Giờ Phu-tử lại nói : « hữu dư, bất túc » ñều có 5, vậy lấy gì ñể sinh ra trăm

bịnh ?

--. ðều sinh ra bởi 5 Tạng. Nghĩ như : Tâm tàng THẦN, Phế tàng KHÍ, Can tàng HUYẾT, Tỳ tàng NHỤC, Thận

tàng CHÍ... ðể gây thành hình ấy. Chí khí thông với nhau, trong liền với cốt tuỷ, rồi sau mới thành ñược thân hình.

Cái ñường lối của 5 Tạng ñều ra từ kinh toại, ñể lưu hành khí huyết. Nếu khí không ñều hoà, trăm bịnh sẽ biến

hoá sinh ra. Vậy về phương pháp ñiều trị, cần phải chú trọng về kinh toại.

--. THẦN hữu dư, và bất túc thời thế nào ?

--. THẦN hữu dư thời cười không ngớt, bất túc thời BI (thương, buồn).

(1)


(1)-. Tâm tàng MẠCH, mạch tàng THẦN. Tâm ở Chí là HỈ, ở thanh (tiếng) là CƯỜI. Cho nên hữu dư thời cười không ngớt.

Bất túc thời kim khí lại thắng mà thành BI. Âm-dương luận nói : «

Bi thắng Nộ »

; Ngũ-khí-thiên nói : «

dồn lên Phế thành

BI » ; Vậy Bi thuộc Phế-chí. Ở ñây vì tâm thần bất túc, nên cái « sở bất thắng » lại thừa cơ mà lấn tiếp, nên mới « BI ».

_________________________________ KINH VĂN ______________________________________

--. Bổ tả như thế nào ?

--. Hữu dư thời tả bỏ huyết ở Tiểu-lạc, cho xuất huyết nhưng ñừng thích sâu, e sẽ trúng vào ðại-kinh. Như thế

Thần-khí sẽ quân bình. -- Thần bất túc thời trông cái hư lạc, án vào huyệt ñể cho khí ñến, rồi thích vào lạc cho

huyết ñược thông lợi. ðừng ñể cho xuất huyết, ñừng ñể cho tiết khí, cốt làm cho thông lợi kinh mạch. Như thế,

thần khí sẽ quân bình.

--. « Thích vi » như thế nào ? (tức thích lúc sơ cảm)

--. Trước hảy « án ma » vào huyệt ñừng rời tay, rồi sẽ dùng châm, nhưng ñừng mạnh, khiến cho tà-khí di dịch

tới chỗ bất túc, Thần-khí sẽ hồi phục.

(1)



(1)-. Ý ñoạn này nói : tà khách vào thân hình, bắt ñầu khởi từ hào mao, chưa vào tới kinh lạc, thời nên « thừa » lúc nó còn

« vi » mà thích, nên án-ma ở nơi bịnh mà ñừng ñẩy châm mạnh, khiến cho dồn tà khí tới chỗ bất túc ñể thành suy giảm ñi, tức
thời chân khí sẽ hồi phục lại, không còn thiếu ; do ñó Thần-khí sẽ toàn mà khỏi bịnh.


_________________________________ KINH VĂN ______________________________________

--. KHÍ hữu dư, bất túc như thế nào ?

--. KHÍ hữu dư thời SUYỄN, KHÁI và THƯỢNG KHÍ ; bất túc thời khó thở và thiểu khí. Huyết khí chưa dồn, 5

Tạng an ñịnh. Bì phu hơi mắc bịnh gọi là « Bạch khí hội tiết »

(1)



(1)-. PHẾ sắc Bạch, khí của Phế tiết ra nên gọi là « bạch khí » -- « hơi » là nói Phế khí mới bị.




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.