20
CHƯƠNG 63
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Hoàng-ðế hỏi rằng :
--. Tôi nghe phép MẬU-THÍCH, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu-thích ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
--. Tà khí « khách » ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao ; lưu ở ñó không tan ñi, lại vào tụ ở tôn-mạch ;
lưu ở ñó không tan ñi, lại vào tụ ở kinh-mạch : khi ñó bên trong sẽ liền với 5 Tạng, bố tán ra Trường-vị, âm dương
ñều thịnh, 5 Tạng sẽ thương. ðó là tà khí bắt ñầu phạm ở bì mao , rồi cuối cùng vào tới 5 Tạng. Như thế thời phải
ñiều trị ở kinh.
(1)
(1)-. ðây nói tà-khí lần lượt mà vào tới kinh, thời nên theo kinh mạch ñể ñiều trị -- Kinh mạch là « lý » những tia chẽ nằm
ngang gọi là Lạc ; ở Lạc lại có cái tia chẽ ra nữa gọi là Tôn-lạc. Mạch, ở bên ngoài hiện ra kinh mạch tại bì bộ, bên trong liền
với tạng phủ. Tà khí khi mới « khách » vào thân hình, tất trước tụ ở bì mao ; lưu ở ñó không tan ñi sẽ truyền vào tôn-lạc.... Rồi
do lạc mà ñến kinh. – « Âm dương ñều thịnh » là nói về huyết khí của 5 tạng, bên ngoài ñầy chứa ở thân hình – Mười hai kinh
mạch, về tam-âm thời thuộc Tạng lạc Phủ ; về Tam-dương thời thuộc phủ lạc tạng. Ở ñây lại nói : « trong liền 5 Tạng, tán bố
ra trường vị... » ñó là vì do 5 hành của ðất ñể sinh ra 5 tạng của người. Về 6 khí, 3 âm, 3 dương cũng do 5 hành sinh ra. Cho
nên phàm bàn ñến kinh mạch, lấy cái khí của 5 Tạng 5 Hành làm chủ, mà 6 Phủ sẽ là nơi « Hợp ».
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
Giờ tà khí « khách » ở bì mao, vào tụ ở tôn lạc, lưu ở ñó mà không tan ñi, vít lấp không thông, không ñược
truyền vào kinh, mà trôi ràn vào Lạc, vì vậy mà gây nên bịnh.
Tà-khí « khách » ở ðại-lạc, nếu ở bên tả sẽ rót sang bên hữu, ở bên hữu sẽ rót sang bên tả. Trên, dưới, tả,
hữu cùng giao thông với kinh-toại ñể bố tán ra tứ chi. Cái khí ñó không ở chuyên nơi nào, mà cũng không vào
kinh-du, nên gọi là MẬU-THÍCH.
--. Xin cho biết : vì cớ sao phép Mậu thích lại bệnh ở bên tả lại thích sang bên hữu, bệnh ở hữu thời thích tả...
cùng với phép CỰ-THÍCH khác nhau thế nào ?
--. Tà khách ở kinh, nên tả thịnh thời bên hữu mắc bịnh. Nhưng cũng có khi di dịch. Bên tả ñau chưa khỏi mà
mạch bên hữu mắc bịnh, như thế phải dùng phép CỰ-THÍCH ; nhưng phải thích cho trúng kinh-mạch, chứ không
phải lạc-mạch. Cho nên bịnh ở Lạc, cái sự ñau cùng với kinh-mạch khác nhau, nên gọi là MẬU-THÍCH.
(1)
(1)-. « MẬU » là sai lầm, hoặc cũng là dằng buộc, tức là hinh-dung sự ñau bên nọ thích bên kia. – « CỰ-THÍCH » tức là
dùng Trường-châm ñể thích – Tà ở ðại-lạc, do Tôn-lạc rót vào, cho nên có thể thích nông ở lạc-mạch, ñể lấp cái khí của ñại lạc.
Như là ở kinh, phải dùng Cự-thích cho trúng thẳng vào kinh, khác hẳn với lạc mạch. Kinh tức là 12 kinh. ðó cũng là theo cái
nghĩa của âm-dương cùng suốt, tả hữu cùng giao, vì thế nên : tả bịnh thời hữu thịnh, hữu bịnh thời tả thịnh. – ðến sự di dịch,
thời như bịnh tại Dương-kinh mà ñi vào Âm-kinh, bịnh tại âm kinh mà ñi vào dương kinh. Cho nên bịnh ở bên tả chưa khỏi, mà
mạch ở bên hữu mắc bịnh... Tất phải dùng CỰ-THÍCH. Nhưng phải cho trúng kinh, khác với lạc mạch.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
--. Về phép MẬU-THÍCH phải nên như thế nào ?
--. Tà « khách » ở lạc Túc-thiếu-âm, khiến người bổng dưng Tâm-thống, bạo trướng, Hung và Hiếp nghẽn ñầy,
xét ra không có « tích » : thích ở trước Nhiên-cốt cho ra huyết ; trong vòng như ăn xong bữa cơm sẽ khỏi.—Nếu
không khỏi, bịnh bên tả, thích bên hữu, bịnh bên hữu thích bên tả. Bịnh mới phát sinh, 5 ngày sẽ khỏi.
* Tà khách ở lạc Thủ-thiếu-dương, khiến người Hầu-tý, thiệt-quyển, miệng méo, Tâm phiền, ngoài cánh ta
ñau ; tay không thể với lên ñầu : thích ở trên móng tay giữa và móng ngón vô danh, cách chỗ móng bằng chiếc lá
hẹ (cửu diệp) ñều một « vĩ » (vết hoặc nốt). Hạng tráng niên : khỏi ngay ; người già : một lát sẽ khỏi. Bịnh bên tả
thích bên hữu ; bịnh bên hữu thích bên tả. Bịnh mới phát : vài ngày khỏi.