19
CHƯƠNG 5
ÂM-DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ðẠI LUẬN
(1)
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Hoàng-ðế nói :
._
Âm-Dương là ñạo của Trời ñất
(2)
; là giềng mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa
(3)
, là gốc ngọn của sự
sinh-sái
(4)
, là cái kho chứa mọi sự THẦN MINH
(5)
.
(1)_. Thiên này nói về : Trời – ðất – Thủy – Hỏa , 4 mùa, 5 Hành, hàn nhiệt, khí, vị, hợp với Tạng-phủ của con người ; hình,
thân, thanh, trọc, thành tượng thành hình ..... ðều hợp với cái ñạo của Âm-dương. Cho ñến chân mạch, sát sắc, trị liệu,
châm biêm v.v..... ñều phải bắt chước ở Âm-dương ; nên gọi là “ỨNG TƯỢNG ðẠI LUẬN” .
(2)_. ðẠO : tức là cái lẽ của Âm-dương. Thái-cực “tĩnh” mà sinh Âm, “ñộng” mà sinh Dương. Trời sinh ra bởi ñộng, ñất sinh ra
bởi tĩnh, nên gọi ÂM-DƯƠNG là ñạo của Trời-ñất.
(3)_. Vật sinh ra gọi là “HÓA”, vật ñến cực gọi là “BIẾN”.
DỊCH nói : “
ở trời thành TƯỢNG , ở ñất thành HÌNH ; sự biến hóa phát hiện ở ñó”.
CHU-TỬ nói : “
biến là cái “TIỆM” của hóa, hóa là sự “THÀNH” của biến.,”
Âm có thể biến thành Dương, Dương có thể biến thành Âm ; cái ñạo biến hóa do âm-dương sinh ra, nên gọi là CHA-
MẸ.
(4)_. Trời lấy Dương ñể sinh ra, ðất lấy Âm ñể nuôi lớn. ðất lấy Dương ñể giảm ñi, Trời lấy Âm ñể tiềm tàng.
(5)_. Âm-dương biến hóa không thể lường ñược nên gọi là THẦN-MINH.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Trị bịnh phải tìm tới gốc
(1)
. Nên biết rằng : tích lũy nhiều Dương là Trời, tích lũy nhiều Âm là ñất
(2)
. Âm thời
tĩnh, Dương thời táo
(3)
; dương sinh ra, âm nuôi lớn, dương giảm ñi, âm tiềm tàng
(4)
. Dương hóa khí, âm thành
hình
(5)
; hàn cực sinh ra nhiệt, nhiệt cực sinh ra hàn
(6)
. khí hàn sinh ra chất trọc (ñục), khí nhiệt sinh ra chất
thanh (trong). Thanh-khí ở bộ phận dưới thời sinh chứng SÔN-TIẾT, trọc khí ở bộ phận trên thời sinh chứng ðIỀN-
TRƯỚNG (ñầy tức).
ðó là Âm-dương ở trong người do sự “nghịch, tòng” mà sinh bịnh vậy
(7)
.
(1)_. GỐC : tức là chỉ về Âm-dương . tạng, phủ, khí, huyết, biểu, lý, thượng, hạ, ở trong tấm thân con người, ñều gốc ở Âm-
dương ; cho tới cái khí phong , hàn, thử, thấp, 4 mùa, 5 hành ... do từ bên ngoài phạm vào, cũng ñều thuộc về 2 chữ Âm-
dương.
ðến như phương diện trị bịnh, lựa cái khí-vị của dược-vật, dùng “châm” bên tả hay hữu, xét mạch xem TRÌ hay TẬT, cũng
không thể ra ngoài cái lý của Âm-dương. Cho nên nói : “
trị bịnh phải cầu tới gốc...”.
Bịnh ñó thuộc Dương-tà hay Âm-tà ?
thuộc dương-phận hay âm-phận, khí-phận hay huyết-phận ?
Rồi nhân ñó ñể lựa chọn ñến dược vật, xem nên dùng những vị khí nó thăng hay giáng ? ẤM ñể bổ hay KHỔ ñể tiết ? ......
ðó, phương pháp cầu tới gốc là như vậy.
(2)_
.
TÍCH tức là “tích-lũy”, chứa chất rất nhiều. Rất cao là Trời, rất dày là ðất. Tiếp theo câu trên, nói việc trị bịnh nên bắt
chước cái Âm-dương của Trời-ñất.
(3)_. Chất âm của ñất chủ TĨNH mà có thường, khí Dương của trời chủ ðỘNG mà không ngừng ...
(4)_. Mùa Xuân với mùa Hạ là 2 khí Âm-dương của Trời, cho nên chủ về SINH và TRƯỞNG ; mùa Thu với mùa ðông là 2 khí
Âm-dương của ðất, cho nên chủ về SÁI và TÀNG.
(5)_. Trời chủ về sinh ra vật, ðất chủ về gây thành vật. cho nên Dương hóa cái khí của muôn vật, mà cái khí ở trong thân người
cũng do Dương hóa ra. Âm thành cái hình của muôn vật, mà cái hình của con người cũng do Âm gây nên.
(6)_. Âm hàn Dương nhiệt là cái khí chính của Âm-dương. Hàn cực sinh nhiệt, là Âm biến làm Dương ; nhiệt cực sinh hàn là
Dương biến làm Âm.
_ THIỆU-TỬ nói : “
Lúc bắt ñầu ñộng thời Dương sinh, ñộng ñến cực ñộ thời Âm sinh ; Lúc bắt ñầu tĩnh thời “NHU” sinh, tĩnh
ñến cực ñộ thời “CƯƠNG” sinh ; ñó tức là cái nghĩa “Lão biến mà Thiếu không biến” ở CHU-DỊCH. ” _.
Cho nên cái lý Âm-
dương hể ñến cực ñộ thời sinh biến. Tật bịnh ở con người cũng vậy. Như nhiệt quá thời sinh hàn : như những chứng NỘI
NHIỆT quá ñến cực ñộ, thời bên ngoài hiện ra rét run. Hàn quá lại nhiệt : như bịnh THƯƠNG HÀN mà phát nhiệt. Về phép trị
bịnh cũng vậy, như người uống quá nhiều những vị khổ hàn rồi biến thành hỏa-nhiệt.
(7)_. Hàn khí ñọng xuống dưới, nên sinh ra trọc Âm. Nhiệt khí thượng thăng, nên sinh ra thanh Dương. Thanh khí chủ về Dương
nên ở trên ; giờ lại ở dưới nên sinh chứng SÔN-TIẾT (ăn vào lại tả ra), bởi vì chỉ giáng mà không thăng. Trọc khí chủ về Âm
nên ở dưới, giờ lại ở trên nên sinh chứng ðIỀN-TRƯỚNG, bởi vì chỉ có thăng mà không giáng. ðó là âm-dương tương phản
mà sinh bịnh ; như thế tức là “NGHỊCH” , nếu trái lại sẽ là “TÒNG”. Cho nên nói : “
trị bịnh phải cần tới cái gốc” ,
chính là vì
tấm thân con người “
hữu bịnh hay vô bịnh”
ñều do Âm-dương nghịch tòng mà ra vậy.
Án : từ câu Dương hóa khí…. Trở xuống, ñều ñem âm-dương của Trời ñất hợp với âm-dương trong tấm thân con người ñể
tỉ-lệ, không chuyên nói hẳn một bên nào.