22
3. HOÀNG CẦM
: khí hàn, vị khổ
12. PHÒNG KỶ
: khí hàn, vị ñại khổ
4. HOÀNG LIÊN
: khí hàn, vị khổ
13. MẪU LỆ
:khí hơi hàn, vị toan, hàm
5. THẠCH CAO
: khí hàn, vị tân
14. HUYỀN SÂM
: khí hàn, vị khổ
6. LONG ðỞM
: khí hàn, vị ñại khổ
15. CHI TỬ
: khí hàn, vị khổ
7. SINH ðỊA
: khí hàn, vị khổ
16. XUYÊN LUYỆN TỬ : khí hàn, vị khổ
8. TRI MẪU
: khí hàn, vị khổ
17. HƯƠNG THỊ (SỊ) : khí hàn vị khổ
9. QUA LÂU CĂN
: khí hàn, vị khổ
18. ðỊA DU
: khí hơi hàn, vị cam, hàn
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Khí vị TÂN, CAM, công năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương ;
Khí vị TOAN, KHỔ, công năng của nó có thể dũng tiết, thuộc Âm
(1)
.
Âm thắng thời Dương sẽ mắc bịnh, Dương thắng thời Âm sẽ mắc bịnh. Dương thắng thời NHIỆT, Âm thắng thời
HÀN
(2)
.
Gặp (trùng) hàn thời hóa nhiệt, gặp nhiệt thời hóa hàn
(3).
Hàn làm thương HÌNH, Nhiệt làm thương KHÍ. Khí bị thương thành bịnh ñau (thống), Hình bị thương thành bịnh
thũng
(4)
.
Nếu trước ñau mà sau mới thũng, ñó là khí làm thương hình ; nếu trước thũng mà sau mới ñau, ñó là hình làm
thương khí
(5)
.
(1)_. Khí với vị vốn ñã chia âm-dương, mà trong “vị” lại chia âm dương khác nhau, TÂN dẫn về khí phận mà tính tán, CAM là
một vị về trung ương (Thổ), mà lại có cái năng lực tưới gội ra TỨ BÀNG, vì thế nên phàm vị “Tân và Cam” thời phát tán và
thuộc Dương _. Vị KHỔ chủ về tiết trở xuống, mà lại kiêm có cái tính chất bốc ngược lên (vì là Hỏa) ; vị TOAN chủ về thâu
giáng, mà lại là một thứ “Mộc vị” phát sinh về mùa Xuân … ñều có cái năng lực THƯỢNG DŨNG (vọt lên) và HẠ TIẾT (tháo
trụt trở xuống). Vì thế nên phàm vị “TOAN và KHỔ” thời “ dũng tiết” và thuộc Âm.
(2)_. MÃ-THỊ nói : “
Dùng vị toan, khổ mà ñến thái quá thời Âm sẽ thắng, thời về Dương phận của con người không ñịch ñược
với Âm hàn, do ñó Dương sẽ mắc bịnh _ Dùng vị Tân, cam mà ñến thái quá thời Dương sẽ thắng, dương thắng thời âm phận
ở trong con người sẽ không ñịch nổi với dương-nhiệt, do ñó Âm sẽ mắc bịnh”.
(3)_. Khổ hóa hỏa, Toan hóa mộc ; nếu uống nhiều các vị “toan, khổ” thời sẽ gây nên sự “nhiệt-hóa” của mộc với hỏa.
Tân hóa kim, Cam hóa thổ ; nếu uống nhiều vị “ tân, cam” , thời sẽ gây nên sự “hàn-hóa” của âm-thấp.
Phàm dùng thuốc, nếu lâu thời tăng khí, ñó là cái lẽ thường vật hóa. Nếu ñể cho khí tăng lâu mãi, sẽ là cái nguyên nhân
chết non.
(4)_. Dương hóa thành khí, âm gây nên hình. Hàn thời âm nhiều nên thương hình. Nhiệt thời dương thịnh nên thương khí. Khí
vô hình nên ñau, hình có hình nên thũng.
(5)_. Hình theo về khí, mà khí sinh ra hình….. do ñó là sự tương hợp của âm dương và hình-khí. Cho nên khí bị thương, thời lây
ñến hình ; hình bị thương thời lây ñến khí.
Từ ñây trở lên nói về : khí-vị, âm-dương, hàn-nhiệt, …. Do thiên thắng mà sinh bịnh.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Phong thắng thời sinh ra ðỘNG, nhiệt thắng thời sinh ra THŨNG ; táo thắng thời sinh ra CAN ; hàn thắng thời
sinh ra PHÙ (thần khí phù-việt) ; thấp thắng thời sinh ra NHU-TIẾT (ẩm thấp, tiết tả)
(1)
.
(1)_. Ở ñây trở xuống, bàn về 4 mùa, 5 hành của trời và 5 tạng, 5 khí ở con người, với bên ngoài cảm về lục dâm, bên trong
làm thương về 5 chí… ñều có âm dương, hàn nhiệt khác nhau. Tính của phong lay ñộng nên “phong thắng thời ñộng” ; nhiệt
nhiều làm thương khí, nên nhiệt thắng thời thũng “sưng”. Táo làm thương ñến tân-dịch nên táo thắng thời sinh ra can (khô
ráo, se) ; hàn làm thương ñến dương, cho nên thần khí sẽ phù việt ra ngoài ; thấp thắng thời TỲ thổ bị thương nên làm ra
chứng NHU TIẾT (tiết tả). Phong với nhiệt là dương khí của trời, hàn-táo-thấp là âm khí của trời. ðó là sự thiên thắng gây
nên bịnh của 4 mùa, 5 hành.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Trời có 4 mùa, 5 hành ñể thi hành sự THÂU, SINH, TÀNG, TRƯỞNG, và ñể sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp,
phong
(1)
.
Người có 5 Tạng hóa ra 5 khí ñể sinh ra Hỉ, nộ, bi, ưu, khủng
(2)
.
Cho nên Hỉ với Nộ làm thương ñến khí, Hàn với Thử làm thương ñến hình
(3)
. Bạo nộ thời thương ñến âm, bạo
hỉ thời thương ñến hình. Nếu khí dẫn ngược lên : mạch sẽ ñầy tràn, ly thoát mất cái hình của Chân-tạng
(4)
.
Hỉ-nộ không hạn chế, hàn-thử ñể quá ñộ, sinh mệnh sẽ không ñược bền
(5)
.
Cho nên “trùng âm” tất bịnh dương, “trùng dương” tất bịnh âm
(6)
.