HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN - Trang 261

32

_________________________________ KINH VĂN ______________________________________

--. Và, gã (Lôi-Công) không nhớ ở KINH (Linh-Khu) dạy ư ?

--. Phàm chứng Quyết, thời mắt không còn trông thấy. Vì người mắc chứng Quyết, thời Dương khí dồn lên

trên, Âm-khí dồn xuống dưới. Dương-khí dồn lên trên thời hoả sáng một mình ; Âm-khí dồn xuống dưới thời chân

lạnh và bụng trướng. Xem ñó thời biết “một thuỷ” không thắng ñược “5 hoả” cho nên thành MỤC-MANH.

(1)


(1). Quyết là một chứng thuỷ-hoả không tương giao mà tương nghịch. Tinh-khí của cốt là ñồng-tử. tinh-khí của THẬN

không thông lên mắt, nên mắt không trông thấy. – TÂM là Thái-dương ở trong Dương, mà là chuyên tinh của 5 Tạng, cho nên
hoả sẽ sáng một mình ở trên. THẬN là thuỷ tạng nhận chứa tinh của 5 Tạng. Âm mạch tụ ở dưới chân mà họp ở túc tâm. Cho
nên âm dồn xuống dưới, không ñược Dương-khí ñể ñiều hoà, thời chân lạnh và bụng trướng. “Một thuỷ” tức là thuỷ của Thái-
dương ; “5 hoả” là Dương-khí của 5 tạng. – Thuỷ của Thái-dương, theo khí mà vận hành ra ngoài phu biểu…. Thuỷ với Hoả của
Thiếu-âm, ñể ứng với Nhật-nguyệt của Trời ñều cùng hội họp mà không thể rời. Vì vậy Âm dương quyết nghịch, thời con mắt bị
thanh manh (còn ñồng tử mà trông không thấy).


_________________________________ KINH VĂN ______________________________________

Vì vậy ra gió thời lệ rơi. Bởi gió nó thổi vào mắt khiến cho Dương-khí không giữ với Tinh, một mình Dương hoả

thiêu vào mắt nên mới lệ rơi.

(1)

Muốn so sánh, thờ như : hoả mạnh sinh Phong sẽ biến thành mưa…. Âu cùng một loài vậy.

(2)


(1). Gió tức là Dương-khí của Trời. dương-khí của con người tức là Thần-khí. Hoả-khí cũng là Dương-khí của con người.

Thần-khí trong giữ với Tinh, Dương-khí ngoài thông với mắt. Gặp gió thời khí theo gió ñộng, mà Thần không giữ Tinh. ðến nỗi
Tinh, Thần, ñều rời bỏ mắt, nên lệ mới chảy ra.

(2). “Hoả mạnh sinh Phong vv…” ñó là nói khí sinh ra bởi Thần, Thần sinh ra bởi Tinh, Tinh lại theo Thần-khí mà vận hành.

Nghĩ như : Nhật, Nguyệt, Tinh, Thuỷ của Trời, theo Trời mà vận hành chẳng nghỉ. Tinh thần của con người cũng theo khí mà
hoàn chuyển không ngừng. Hai mắt của con người ứng vời Nhật nguyệt của Trời ñể mà ngày ñêm “khai, hạp”.”


Án :

Bản kinh 81 thiên bàn về y-ñạo, theo cái số sử dụng của” THIÊN, ðỊA, NHÂN” là “tam, lục, cửu”. Bởi người sinh ra ở

trong khoảng khí-giao của Trời-ñất. Thông với ñạo của Trời, ứng với lý của ðất. ðất ở bên dưới người, ñại khí cử lên, khôn

nương tựa vào ñâu… ñó là Trời bọc ở ngoài ñất mà vận hành, không lúc nào ngừng. Số bắt ñầu ở “NHẤT” mà thành ở “TAM”

mà gấp ñôi sẽ thành “LỤC” ; TAM mà gấp ba sẽ thành “CỬU”. ðó là cái số do từ “VÔ CỰC” mà sinh ra Thiên-ðịa, Âm-Dương

vậy. Thánh-nhân vần xoay trời ñất, nắm giữ âm-dương ; thở hút tinh khí ; ñộc lập giữ Thần, tự nuôi ñược Tinh, Khí, Thần ñể

sánh với Trời, lại hút tinh, khí, thần của Trời ñể tự nuôi… Tới ñược cái cõi không còn phải sinh, không còn phải hoá, với ðạo

cùng hợp, siêu ra ngoài vòng trời ñất, lại trở về vô-cực, mà không còn biết ñến ñâu là cùng. Vì vậy, soạn thuật mấy vạn lời nói,

mà bảy (7) thiên cuối lại chuyên bàn về THIÊN-ðẠO, ñể ứng với cái số “cửu cửu” (81) nói rõ “TINH, KHÍ,THẦN” ngõ hầu trở lại

Thiên-chân. Mong cho thiên hạ, muôn ñời thoát khỏi vòng tật ách, cùng tới cõi trường sinh…. Kẽ sĩ học ðạo, há không nên ñêm

ngày trì tụng và nghiên cứu bộ TỐ-VẤN này, ñể cho ñạt ñược ñức hiếu-sinh của HOÀNG-ðẾ hay sao ?

(Bản dịch), xong ngày 22 tháng 5 năm Quý Tỵ

(02.7.1953)

LIÊN TÂM LÃO NHÂN

NGUYỄN-TỬ-SIÊU


L

I D

CH GI

______________________________________

Xem bài tiểu dẫn trên ñây (của MÃ-NGUYÊN-ðÀI) thời bộ TỐ-VẤN là một bộ sách rất có giá trị của giới ðông-Y ; dù

các bậc ðại-thánh ðại-hiền ở ñời sau như các ông Biển-Thước, Hoa-ðà, Trọng-Cảnh, Tôn-Tự-Mịch, ðào-Hoằng-Cảnh…
cũng không vị nào có thể phát minh ñược hơn và vượt ñược ra ngoài phạm vi lý thuyết và thực nghiệm của NỘI-KINH.

Vậy thời ñối với Nội-Kinh, ta chỉ nên biết nó là hay, là có ích, ta cần phải học tập và nghiên cứu….
Dịch sách ñã là một sự khoa ; dịch sách thuốc lại càng khó ; dịch sách thuốc mà dịch ñến NỘI KINH TỐ-VẤN lại càng

khó. Dưới ñây tôi xin trình bày mấy ñiểm chính :

1). Về các danh từ : cổ-nhân rất hay dùng danh từ ñể : một là hình dung cái công năng của cơ quan hoặc là ñể ấn ñịnh

hẳn cái tính cách của nó ; Như những danh từ : Nhất dương, Nhị dương… Tam âm, Tam dương ; Sơ-chi-khí, Nhị-chi-khí,
Tam…, Tứ…, Ngũ-chi-khí… và Tư-thiên, Tại-toàn, Nam-chính, Bắc-chính vv… nó ñều có ý nghĩa riêng, nếu giải rõ nghĩa ñen,
thời mối danh từ phải nói tới một trang hoặc nữa trang mới hết. Mà muốn ñặt lấy một danh từ nôm cho gọn, thời chịu, không
sao tìm ñược tiếng. Vậy gặp những danh từ ñó, xin cứ ñể vậy nguyên chữ Hán, mà giải nghĩa theo từng trường hợp thuận tiện.

2). Ở NỘI-KINH có những câu ñặt rất gọn mà nghĩa rất hay, như : “Âm bình Dương bí, tinh thần nãi trị…” vv… --

Những câu như thế, nếu muống giải nghĩa cho rõ, thời một chữ “Âm” một chữ “Dương” rồi thế nào là “bình” thế nào là
“bí”, rồi ñến chữ “Tinh” chữ “Thần” rồi mới ñến chữ “trị”. ðều phải phân tách cho hết mới ñủ nghĩa. Chứ nếu chỉ dịch dôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.