34
PHỤ LỤC
ÂM-DƯƠNG LUẬN
Phàm con người ta, sở dĩ là bộ máy bẩm thụ ñược khí SINH, ñều gốc ở 2 khí ÂM-DƯƠNG này…
Nếu ñem Khí-Huyết, Tạng-Phủ, Hàn-Nhiệt mà nói chuyện Âm-dương thì ñó chỉ là những Âm-dương hữu hình
về HẬU-THIÊN mà thôi (khí thuộc Dương, huyết thuộc Âm, Tạng thuộc âm, Phủ thuộc dương, Hàn thuộc âm, Nhiệt
thuộc dương. – Hậu-thiên : sau khi ñã sinh).
ðến như những âm-dương vô hình từ TIÊN-THIÊN, thì Dương gọi là NGUYÊN-DƯƠNG ; Âm gọi là NGUYÊN-ÂM
(Tiên thiên : trước khi sinh).
NGUYÊN-DƯƠNG : tức là cái HOẢ vô hình, ấy tức là cái dùng ñể sinh hoá THẦN-CƠ (cũng như nói Thần-hồn).
NGUYÊN-ÂM : tức là cái THUỶ vô hình, ấy là cái dùng ñể gây nên THIÊN-QUÝ (cái làm ra Tinh-khí ở ñàn ông,
và kinh-nguyệt ở ñàn bà). Mạnh yếu quan hệ ở ñó.
Cho nên kinh DỊCH nó ñến “Nguyên-tinh, Nguyên-khí” tức là cái Nguyên-thần sinh ra TINH, hoá ra KHÍ. –
Sinh-khí sở dĩ cảm thông ñược với Trời chỉ là nhờ ở nó. (chữ Trời ñây ý nói là VŨ-TRỤ -- Người xưa tin con người là
một phần của Vũ-trụ ; là môt vũ-trụ nhỏ : “nhân thân, tiểu Thiên-ñịa”.
KINH (Nội-kinh) dạy rằng : “
ðược THẦN thì mạnh, mất THẦN thì chết”
tức là chỉ cái ñó.
Vậy nên : 2 chữ Âm-dương rất nên xét rõ phân minh.
Dương thì nóng nảy.
Âm thì bình tỉnh.
Dương thì sinh,
Âm thì nuôi.
Dương găng thị hại, gây nên tiêu khô.
Âm thắng thì ñộng, xui nên bí tắt.
Dương ñộng mà tán ra, cho nên hoá ra khí;
Âm tĩnh mà ñọng lại, cho nên thành hình.
Bịnh Dương-suy thì kinh rét,
Bịnh Âm-hư thì phát nóng.
Vì :
Âm thắng thì Dương bị bịnh,
Dương thắng thì Âm bị bịnh.
Cho nên vậy :
Dương không có hình mà sinh ra hơi,
Âm có chất mà thành ra mùi.
Cho nên :
Hơi Dương trong ra từ các khiếu ở trên,
Mùi Âm ñục ra từ các khiếu ở dưới.
Dương rời rạc không về, thì bay tung lên trên mà hơi thở suyễn như người ngáy,
Âm hoạt thoát không vững, thì dồn hãm xuống dưới mà mồ hôi nhờn như chất dầu.
Vì :
Âm tính vốn tĩnh, ở trong làm kẻ giữ cho Dương,
Dương tính vốn ñộng, ở ngoài làm tai sai cho Âm.
Bịnh Dương hư thì chiều ñến trằn trọc,
Bịnh Âm hư thì sớm ra nhẹ nhàng.
Bịnh Dương thì sớm mai tỉnh,
Bịnh Âm thì ban ñêm yên.
(TÀ :
nghĩa là tà-khí, cái khí bất chánh ở trong trời ñất, gây ra bịnh tật trong người).
DƯƠNG TÀ thịnh thì chiều nhẹ sớm nặng.
ÂM TÀ thịnh thì chiều nặng sớm nhẹ.
(
phàm trong một bịnh, nhất là các bịnh Ngoại cảm, ñều chia ra Âm chứng, Dương chứng. –
Dương chứng : thường dữ dội, nhưng dễ chữa ; Âm chứng : thường mệt mõi mà khó chữa. – chia ra
chứng có âm, dương ; có lẽ bắt ñầu từ Trương-Trọng-Cảnh trong THƯƠNG-HÀN LUẬN.)
Chứng Dương phần nhiều thích mát, mà ham lạnh ;
Chứng Âm phần nhiều sợ rét mà ham ấm…
Âm dương ñã phân biệt,
Vinh-vệ phải chia rành.
VINH làm chủ huyết mà thuộc Âm, là cái lẽ ñể nuôi tốt bên trong.
VỆ làm chủ khí mà thuộc Dương, là cái ñể ñi vệ bên ngoài.