HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN - Trang 264

35

KHÍ là cái ñể hành HUYẾT.
HUYẾT là cái ñể chở KHÍ.
KHÍ HUYẾT vốn không rời ñược nhau ;

Cho nên :

Bịnh âm hư, Dương tất chạy,
Bịnh dương vong, Âm tất thoát.

Kẻ khéo chữa bịnh thì :

Bịnh khí hư nên giúp cho huyết,
Bịnh huyết thoát (máu ra nhiều) nên giữ lấy khí.

Vì :

Huyết là cái hữu hình, không thể sinh ñược mau,
Khí là cái rất yếu, cần phải giữ cho gấp.

Chao ôi !

Lẽ biến hoá của Âm-dương không cùng, không thể thuật ñược hết.

Vã chăng :

Dương coi cả Âm,
Huyết theo với Khí.
Người xưa chữa Huyết tất chữa Khí trước.
Ấy là khéo hiểu ñược nghĩa

“KIỀN cai quản Trời, KHÔN vâng theo KIỀN”

của kinh DỊCH vậy.

Thánh-nhân giúp ñở công việc của Trời, ðất ; thường ngụ ý nâng Dương mà nén Âm.
Cho nên vua THẦN-NÔNG nếm thuốc, cứ theo Âm, Dương mà chia ra có Hàn, Nhiệt, Ôn, Lương,

Cay, Ngọt, Chua, ðắng, Mặn, khác nhau.

Phàm thuốc :

Cay, ngọt, ôn, nhiệt, thuộc về Dương ;
Hàn, lương, chua, ñắng thuộc về Âm.
Dương chủ về việc sinh ; Âm chủ về việc giết.
Kẻ TƯ MẠNG (gìn giữ tính mạng cho người, tức thầy thuốc) muốn cho người ta xa chỗ chết, tới

chỗ sống. Thường dùng những thuốc ngọt và ôn, cay và nhiệt ; mà ít khi dùng những thang chua,
ñắng, hàn, lương, là vì biết lẽ ấy (vì thuyết này mà sinh ra những thày lang chuyên chữa bịnh bằng
thuốc nóng, và tự phụ dòng mình là theo Vương-ñạo ; còn những kẻ dùng thuốc lạnh, là theo Bá-ñạo).

ðến như :

Ngày ðông-chí mà Dương bắt ñầu sinh,
Ngày Hạ-chí mà Âm bắt ñầu sinh.
Hai ngày chí ấy rất nên coi là cần thiết. (CHÍ : nghĩa là cực)
Âm cực thịnh thì Dương sinh ; từ chỗ không mà hoá có.
Dương cực thịnh thì Âm sinh ; từ chỗ có mà hoá không.
Lẽ biến hoá của Âm-dương không ñồng nhau là vì thế.

(ñây là thuyết tuần-hoàn theo kinh DỊCH)

Kinh dạy rằng :

“ Bên dưới TƯỚNG HOẢ, khí THUỶ tiếp nó ;

Bên dưới vị Thuỷ, khí THỔ tiếp nó ;

Bên dưới vị Thổ, khí MỘC (gió) tiếp nó ;

Bên dưới vị Mộc, khí KIM tiếp nó ;

Bên dưới vị Kim, khí HOẢ tiếp nó ;

Bên dưới QUÂN HOẢ, ÂM-TINH tiếp nó ;

Găng thì sinh hại, cái tiếp mới ñè nó ñi.”

(Người xưa chia cái HOẢ trong người ra làm 2 : Quân-hoả ở TÂM, Tướng-hoả ở THẬN, CAN. –

Quân-hoả thuộc Hậu thiên ; Tướng-hoả thuộc Tiên thiên.)

Ví như :

Ngày ðông-chí, Âm cực là thịnh thì Dương sinh ra ñể tiếp nó. Âm thịnh “găng thì hại” Dương

tiếp “ñè nó ñi”.

Ngày Hạ-chí, Dương cực thì Âm sinh ra ñể tiếp nó. Dương thịnh “găng thì hại” Âm tiếp “ñè nó

ñi”.

Hoặc có kẻ hỏi :

--.

ðông-chí, Dương bắt ñầu sinh, ñáng lẽ dần xoay sang ấm áp ; cớ sao gây ra rét lớn về tháng

Chạp, băng sương lại quá thể ?

--. Hạ-chí, Âm bắt ñầu sinh, ñáng lẽ dần xoay sang mát dịu ; cớ sao gây ra nắng nôi về TAM-

PHỤC(ba ngày Thượng, Trung, Mạc, phục trong tiết Hạ) gay gắt lại càng ghê ? --. Vậy cũng có cách cắt

nghĩa sao ?

Triệu-Quán nói :

--.

ðó là chuyện cái sắp tới thì tiến lên, cái thành công rồi lui xuống. – Trong chỗ mầu nhiệm

chưa dễ có cách ñể xét rõ ñược.

Vậy chắc là :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.