27
chứng thuộc về “ Âm hàn thiên thắng”. Nếu nhờ ñược cái khí dương nhiệt của mùa Hạ còn có thể cứu ñược cái nạn Âm-hàn.
ðó là do sự biến của âm dương mà gây nên tật bịnh.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Hoàng-ðế hỏi rằng :
--
Muốn ñiều dưỡng hai khí ấy, làm thế nào ?
Kỳ-Bá thưa rằng :
-- Nếu biết ñược cái lẽ “Thất tổn, Bát ích” thời hai khí ấy có thể ñiều hòa. Nếu không biết sẽ là cái cơ tảo suy (suy
yếu sớm) vậy
(1)
.
Con người năm 40 tuổi, âm khí ñã tới phần nửa, sự khởi cư ñã suy rồi
(2)
.
Tới năm 50 tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không con sáng tỏ nữa
(3)
.
Tới năm 60 tuổi, thời âm-nuy, khí ñã rất suy, 9 khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt
thường chảy ra
(4)
.
Cho nên nói : biết thời khỏe mạnh, không biết thời chóng già
(5)
.
THẦN và KHÍ vốn “cùng” sinh ra ở Âm-tinh, mà về sau cái danh nó “khác” ñấy thôi (vì chia ra TINH-KHÍ-THẦN, 3
danh từ).
Người trí xét rõ từ chỗ “ñồng”(cùng), còn kẻ ngu chỉ biết xét ở chỗ “dị” (khác) ; kẻ ngu thường bất túc, người trí
thường hữu dư
(6)
.
Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, ñã ñến tuổi lão mà vẫn ñược như tráng ; ñã tráng mà lại
càng ñầy ñủ thêm
(7)
.
Vì thế nên bậc Thánh-nhân làm cái việc “vô-vi”, vui cái yên “ñiềm ñạm”, thuận dục khoái chí ở trong phạm vi
“hư-vô”. Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời ñất…. ñó là phương pháp trị thân của bậc Thánh-nhân vậy
(8)
.
(1)-. “THẤT TỔN, BÁT ÍCH” : con gái lấy số “thất” (7) ñể tính ; con trai lấy số “bát” (8) ñể tính (như nói con gái hai-bảy thời có
THIÊN QUÍ, con trai hai-tám thời có thiên-quí v,v, …..)
Vậy về số “THẤT” không nên ñể cho “tổn” (giảm bớt) ; về số “BÁT” không nên ñể cho “ích” (thêm lên). Nói rõ hơn, tức
là chỉ về cái nghĩa “Dương thường hữu dư, Âm thường bất túc” vậy.
-- Nhưng dương khí vốn sinh ra tự Âm-tinh. ðã biết âm tinh thường bất túc, mà ñừng ñể cho nó lại bị khuy-tổn nữa, thời 2
khí ñó sẽ quân bình nhau. Nếu không biết cái lẽ tương sinh của âm dương, theo phương pháp ñiều dưỡng, thời tuổi chưa
ñên nữa trăm mà ñã suy rồi.
(2)-. Con trai lấy số “bát” làm giới hạn, cho nên ñến 40 tuổi mà âm-khí ñã tới phần nửa (âm-khí tức là Thận-khí, tinh-khí). Âm
ñã hư nên khởi cư mõi mệt.
(3)-. Kinh nói : “
Thận hư, Can hư, Tỳ hư ñều làm cho con người thân thể nặng nề và “phiền oan” -- Lại nói : “Tân dịch bị thoát
(hết ñi) khiến cho gân thịt co duỗi không dễ dàng.
-- Tuổi ñến 50 thời tinh-dịch, huyết-dịch ñều hư, nên thân thể nặng nề.
-- Tinh khí hư không thể dẫn lên bộ phận trên, nên tai mắt không sáng tỏ.
(4)-. Con người tới tuổi 60, ñã quá thởi kỳ bảy-tám (56) : thiên-quí kiệt, Thận-khí ñại suy, vi thế nên Âm suy, (sinh-thực-khí
không cử ñộng). 9 khiếu là nơi hơi nước do ñó mà tiết ra ; tinh-thủy kiệt mà tinh-khí suy, vì thế nên 9 khiếu không thông lợi.
Tinh kiệt bộ phận dưới, nước ràn lên bộ phận trên, nên nước mũi nước mắt chảy ra.
-- VƯƠNG-TỬ-PHƯƠNG nói : “
trên nói ñiều dưỡng 2 khí…”
chú trọng về THẤT TỔN nên nói : “
âm-khí ñến phần nửa…thân
thể nặng nề….Âm nuy …v.v….” –
Con người về sự khởi cư ñộng tác thuộc về Dương, tai mắt 9 khiếu thuộc về dương… giờ
nói : “
khởi cư suy…tai mắt không sáng tỏ…9 khiếu không thông lợi .v.v…”
ñó là do âm hư mà làm lây ñến dương vậy.
(5)-. “biết” là biết cái lẽ “thất tổn, bát ích” ở trên, ñể cố gìn giữ lấy tinh, thời âm dương ñều thịnh, mà gân xương khỏe mạnh.
Nếu không biết cái nguồn gốc của âm dương mà ñể lòng “dục” kiệt mất tinh và hao tán mất chân nguyên thời tránh sao khỏi
suy yếu.
(6)-. Người khôn xét rõ âm dương “cùng” sinh xuất bởi “Thiên chân” không làm quá sức. dương ñầy ñủ mà âm bền chặt. Tinh
thần giữ vững ở bên trong, thời âm thịnh mà khí bên ngoài cũng mạnh. Biết âm dương cùng “sinh” và “cố” (bền) thời tinh sẽ
ñược hữu dư (có thừa). Kẻ ngu chỉ biết cái “danh” nó khác, như “
phiền lao thời dương khí phát lộ ra bên ngoài…”
mà không
biết là tinh cũng sẽ tuyệt ở bên trong ; chỉ biết “
Làm trái ngược thời thương Thận, do ñó cái khí Xuân-dương cũng không nhờ
ñâu mà sinh ra ñược …”
Nhưng không biết : “
dương vốn ñể giữ bền cho âm, mà âm thời là gốc của dương, tinh-khí ñồng
thời lâm vào tình trạng bất túc…”
(7)-. “hữu dư” thời tai mắt sáng tỏ, tinh huyết ñủ nên tinh thần cường kiện, tinh thần bền vững… nên tới tuổi lão mà vẫn tráng.
(8)-. Làm việc theo cái lẽ “vô-vi” (có việc mà coi như không có việc) thời bên ngoài không nhọc hình, bên trong không nhọc
nghĩ. ðiềm ñạm, hư vô thời tinh thần bền vững ở bên trong, chân khí cũng thuận theo, nên thọ mệnh vô cùng….
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Trời “bất túc” về phương Tây-Bắc, Tây-Bắc thuộc âm, do ñó con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên
tả. ðất “bất mãn” về phương ðông-Nam, ðông-Nam thuộc Dương, do ñó con người tay chân bên tả không mạnh
bằng tay chân bên hữu
(1)
.