30
(1)-. CHẨN : tức là án 3 ngón tay vào bộ-vị “Quan, Xích, Thốn” của bịnh nhân ñể nhận luồng của mạch máu chạy ở trong. ðó là
“chẩn mạch”. Chữ CHẨN ở ñây thời lại bao gồm cả 3 phương pháp “VỌNG, VĂN, VẤN”. Nên về sau ñối với việc thăm bịnh
thường gọi là TỨ CHẨN (4 phép chẩn) tức là “ VỌNG-VĂN-VẤN-THIẾT”. Thiết cũng tức là ñể tay nhận mạch.
-- Trên ñây nói : sắc là dương, huyết là âm ; nhưng tự trong “sắc” lại cũng có âm, dương khác nhau. Ở trong mạch cũng có
âm dương khác nhau. Vậy người khéo chẩn cần trước phải phân biệt âm dương mới có thể hiểu ñược chính xác.
(2)-. Về sắc mặt, có sáng sủa (thanh) hay ảm ñạm (trọc) khác nhau ; nhận rõ bộ phận của nó, sẽ biết ñược bịnh ở nơi nào --.
Phép này thuộc về VỌNG.
(3)-. Nghe hơi thở và tiếng nói, cũng biết ñược sự ñau ñớn của bịnh nhân như thế nào. Hai ñiều này thuộc về “VỌNG và VĂN”.
(4)-. Xem sự phản ứng của mạch hợp với 4 mùa như thế nào :
- Về mùa Xuân, mạch ứng với QUI (thước tròn) vì dương khí mềm mại, có vẻ như thước tròn.
- Về mùa Hạ, mạch ứng với CỦ (thước vuông) vì dương khí mạnh mẽ, có vẻ như thước vuông.
- Về mùa Thu, mạch ứng với HÀNH (cán cân) vì âm dương lên xuống, cao thấp phải ñều, có vẻ như cán cân.
- Về mùa ðông, mạch ứng với QUYỀN (quả cân) vì mùa ðông dương khí sụt xuống bộ phận dưới, có vẻ nặng như quả
cân.
(5)-. THỐN : chủ về bộ phận trên thuộc Dương ; XÍCH chủ về bộ phận dưới, thuộc Âm. Mạch PHÙ là mạch ở Biểu, thuộc dương
; mạch TRẦM là mạch ở Lý, thuộc âm ; mạch HOẠT là bịnh tại Khí, thuộc dương ; mạch SẮC là bịnh tại Huyết, thuộc âm. Xét
mạch nó ở trên dưới, biểu lý, hay khí huyết… ñể nhận xem bịnh từ ñâu sinh ra.
(6)-. Chẩn mạch người mắc bịnh, lại chẩn cả người vô bịnh ñể cùng so sánh suy nghiệm. ðó chính là một phương pháp học
chẩn rất cần thiết.
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Bịnh khi mới phát sinh có thể dùng châm-thích cho khỏi
(1)
. Khi bịnh thế ñã thịnh, ñừng vội rút bỏ châm, ñợi tà-
khí suy dần sẽ thôi
(2)
.
Nhân cái lúc bịnh tà còn nhẹ, mà phạt Dương cho nó tiết ra
(3)
. ðến khi bịnh thế ñã thịnh, phải ñể cho nó giảm
bớt dần ; ñến khi bịnh thế suy thời phải giúp ích chính-khí cho nó ñầy ñủ thêm
(4)
.
Hình bất túc : dùng khí ñể ÔN ; Tinh bất túc : dùng vị ñể BỔ
(5)
.
(1)-. THÍCH : dùng mũi “châm” tiêm vào trong “huyệt” ở da thịt. Khi bịnh mới phát sinh, tà khí còn ở ngoài bì phu, nên dùng
châm ñể “thích” có thể khỏi ngay ñược.
(2)-. Nếu bịnh ñã nặng, tức là tà khí tụ nhiều : ñể châm thong thả, ñừng rút ra vội, ñể cho tà khí rút bớt ra dần.
(3)-. Bịnh mới phát sinh, dùng châm nhẹ mà nông. Bịnh ñã lâu thời dùng châm mạnh mà sâu.
(4)-. ðến lúc cuối cùng, bịnh thế ñã suy, nên nhân cái lúc tà khí ñã suy mà làm cho chính-khí ñược mạnh thêm lên.
ðây nói về phương pháp dùng châm, chia làm 3 thời kỳ, tức là “ SƠ-TRUNG-MẠT”.
-- SƠ : tức là thời kỳ “CÔNG” (ðánh ñuổi tà khí ñi);
-- TRUNG : thời kỳ “ðIỀU HÒA” (dùng cách dịu dàng, êm ái ñể dần dần dồn bỏ bịnh tà);
-- MẠT : (cuối cùng) tức là thời kỳ THÂU-BỔ.
Tiết này tuy nói về phương pháp dùng châm, mà về phương pháp “dụng dược” cũng không ra ngoài phạm vi ấy.
(5)-. HÌNH : hình thể cơ nhục ; TINH : âm-tinh của 5 Tạng. Câu này dạy cho y-giả biết dùng thuốc không nên thiên về một bên.
Như trên kia có nói : “
vị theo về Hình, Hình nhờ về vị”. Vậy nếu hình bất túc, thời nên lấy vị ñể làm cho ÔN.
ðây lại nói
: “
dùng khí ñể ÔN…”
. nhưng trên lại nói : “
vị làm thương Hình…”.
Xem ñó thời biết “vị” cũng có khi làm thương Hình. Nhưng
vị lại không thể không có khí, nên mới nói : “
dùng khí ñể ÔN, không nên chuyên dùng vị”
tức là theo cái nghĩa “
ñộc âm thời
không sinh”
vậy (như dùng âm-dược phải kèm cả dương-dược).
Trên kia có nói : “
KHÍ theo về TINH, TINH nhở ở KHÍ…”.
Vậy nếu Tinh bất túc thời nên lấy khí ñể BỔ. ðây lại nói : “
lấy
vị ñể Bổ” --.
Nhưng trên lại có nói : “
Khí làm thương TINH…”
thời thiên về bên Khí cũng có thể làm thương ñến Tinh ; nên
khí tất lại phải có cả vị. Nên mới nói : “
dùng vị ñể BỔ”
không nên chuyên dùng khí ; tức là cái nghĩa “
cô Dương thời không
thành”
vậy. (như dùng dương-dược phải kèm cả âm-dược).
KINH VĂN ________________________________________________________________________
Nếu tà ở bộ phận cao : làm cho nó vọt lên ; nếu ở bộ phận dưới : dẫn cho nó hạ xuống ; nếu ñầy ở bộ phận
giữa : nên do trong mà tả ñi
(1)
.
Nếu là tà ở ngoài Biểu : tẩm vào nước cho phát hãn
(2)
; nếu ở Bì-mao : làm cho phát tán
(3)
; nếu tà quá mạnh :
nên dùng phép án-ma cho thâu dẫn
(4)
; nếu là Thực : nên tán và tả
(5)
.
Xét rõ âm dương ñể chia nhu-cương
(6)
. Dương bịnh trị ở âm. Âm bịnh trị ở dương
(7)
.
ðịnh rõ khí-huyết, cần giữ bộ vị
(8)
; nếu huyết thực : làm cho nó hành ; nếu khí hư : nên tuyên dẫn cho thông-
xướng
(9)
.
(1)-. Con người chia làm 3 bộ phận : ở trên thuộc Dương, ở dưới thuộc Âm. Nếu ở vào khoảng Hung-cách nên làm cho nó vọt
lên – tức là dùng phương pháp THỔ. Nếu bịnh tà ở bộ phận dưới : nên dẫn cho nó hạ xuống – tức là Thấp ở bộ phận dưới,
nên dùng phép làm cho lợi tiểu tiện. --. ðầy ở bộ phận giữa (tức là Trung-mãn), phần nhiều do súc tích, tà khí hữu dư, thời
dùng phép TẢ ñi – tức là dùng thuốc HẠ.