HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN - Trang 41

41

Dương xen vào Âm sẽ thành chứng HÃN

(3)

; âm “HƯ” dương “BÁC” sẽ thành chứng BĂNG

(4)

.


(1)-. “BÁC” là hình dung luồng mạch bật mạnh trên tay. “BIỆT” là biệt lập, khác hẳn. – “Âm Bác” là nói : mạch ở Xích-bộ (thuộc

âm) bật mạnh trên tay ; “Dương Biệt” là nói mạch ở Thốn-Khẩu khác hẳn, như mạch ở một tay người khác, không còn liên
lạc gì với nhau. Chẩn thấy mạch như vậy chủ về có thai.

(2)-. Âm dương ở câu này là nói về mạch ở Thông-bộ và Xích-bộ.

Ở con người, phàm dinh, vệ, khí, huyết ñều do cái khí của Thủy-cốc mà gây nên. Vị là một cơ quan thụ nạp. Trường

(ruột) là một cơ quan truyền ñạo. Tới khi âm dương ñều hư mà lại giảm mất cái gốc của sự tư-sinh (giúp sống, tức thủy-
cốc), cho nên khó lòng sống ñược. Nên nói mắc chứng TRƯỜNG-TIẾT (ñại tiện nát hoặc tháo).

(3)-. HÃN là âm dịch (một chất lỏng thuộc âm), nhờ sự tuyên phát của Dương-khí mới có thể thấm nhuần ra khắp da lông. Nếu

mạch về Thốn-bộ (dương) ðỘNG-SÁC, lại xen vào Xích-bộ (âm), sẽ thành ra HÃN. Vậy nên biết : Hãn do dương khí xen vào
âm-dịch, mà mạch cũng thành Dương-mạch xen vào Âm-bộ vậy.

(4)-. “BĂNG” tức là BĂNG-HUYẾT ; huyết từ trong chảy tháo ra. Sở dĩ gây nên chứng này là do dương thịnh âm hư, dồn huyết ñi

càn mà gây nên.

Án : thuộc về chứng huyết-băng của ñàn bà, huyết ñó do Bào-lạc-cung mà ra. Huyết hạ hành ñã lâu khiến ñường ñi như ñã
thuộc ; huyết ở bản-cung thiếu ít, khiến tất cả huyết ở 12 kình ñều theo một ñường lối ấy mà tiết lậu ra. Nhưng Bào-lạc-
cung lại “nệ” vào Thận, mà bên trên thông với Tâm. Cho nên chứng này ñối với 2 kinh Tâm, Thận rất có quan hệ, vậy nên
mới hiện ra cái mạch trạng “Âm hư, Dương bác”.

Thiên NUY LUẬN nói rằng : “

bi ai quá ñộ thời Bào-lạc tuyệt. bào-lạc tuyệt thời dương khí sẽ ñộng ở bên trong, khi phát

thời thành chứng BĂNG”.

Trong sách THI-HIỆU-LỤC của Lý-ðông-Viên, dùng các thứ thuốc dẩn kinh của 12 kinh, khiến cho huyết lại trở về 12

kinh. Rồi sau mới dùng thứ thuốc có sắc ñen ñể chỉ huyết. Nếu dùng thuốc có sắc ñen ngay mà không trước dùng thuốc dẫn
kinh thời bịnh sẽ khó khỏi.



KINH VĂN ________________________________________________________________________

Mạch ở Tam-âm ñều “BÁC” : tới nửa ñêm ngày thứ 20 sẽ chết

(1)

Mạch ở Nhị-âm ñều “BÁC” : tới lúc mặt trời lặn ngày thứ 13 sẽ chết

(2)

Mạch ở Nhất-âm ñều “BÁC” : tới ngày thứ 10 sẽ chết

(3)

Mạch ở Tam-dương ñều “BÁC và CÔ” : tới ngày thứ 3 sẽ chết

(4)

Mạch ở Tam-dương Tam-âm ñều “BÁC”, Tâm mãn (ñầy), âm dương ở phúc-bộ phát ra hết, như có sự uất kết…

tới ngày thứ 5 sẽ chết

(5)

Mạch ở Nhị-dương ñều “BÁC” sẽ mắc bịnh ÔN, nguy. Không quá 10 ngày sẽ chết

(6)

.



(1)-. Tam-âm tức là Thái-âm. Thuộc về 2 bộ của TỲ và PHẾ ;ñều bật mạnh trên tay, không có khí dương hòa. “HAI” là hàng

ñứng ñầu của số chẳn ; “MƯỜI” là hàng số cuối cùng của âm , nửa ñêm là thời kỳ âm vừa hết, mà khí Nhất-dương sắp sinh.
Thái-âm là chí-âm. Nhân cái khí “chí-âm” mà tuyệt không có chút “sinh-dương” nào, tất là chết.--. Chết về thời kỳ âm cực.—
ðông-Duy-Viên nói : “

Âm-kết, Dương-kết, là một danh từ chỉ ñịnh về khí âm dương bị kết”.

(2)-. Nhị-âm tức là Thiếu-âm, mạch của Nhị-âm ñều BÁC, tức là mạch 2 bộ TÂM-THẬN ñều bật mạnh trên tay. Thiếu-âm chủ về

thủy-hỏa, thuộc 2 khí âm dương. Thiên do số 1 sinh ra hành Thủy, ðịa do số 6 hợp thành. ðịa do số 2 sinh ra hành Hỏa,
Thiên do số 7 hợp thành.

Ngày thứ 13 là số “thành” cuối cùng, mặt trời lặn là cuối cùng của một ngày ; do âm-tạng của thủy-hỏa nên chết về số

“thành” và cuối cùng của ngày.

(3)-. Nhất-âm tức là Quyết-âm. Mạch của 2 bộ CAN và TÂM (bào lạc) ñều bật lên. Ngày thứ 10 là cuối cùng của âm số. Quyết-

âm là nơi cuối cùng của khí âm. Chết về ngày ñó là do cái khí cuối cùng và cái ngày cuối cùng của âm số vậy.

(4)-. Tam-dương tức là Thái-dương. “CÔ” là cô ñộng, mạch vừa bật lên mà lại có vẻ cô-ñộng mạnh. ðó là cái trưng-triệu

Dương-cực mà không còn một chút gì âm hòa. Thái-dương với Thiếu-âm cùng làm biểu lý, và ñều chủ về khí Thủy-hỏa. thiên
do số 1 sinh ra hành thủy, ñịa do số 2 sinh ra hành hỏa. ñó là cái “Dương-phủ” thủy hỏa, cho nên chết về cái số “sinh” của
thiên ñịa . – Ta lại nên nhận rằng : thiên chủ về “SINH”, ðịa chủ về “THÀNH” ; cho nên bịnh ở Thái-dương thời chết về “sinh
số” mà bịnh ở Thái-âm thời chết về “thành số”.

(5)-. Tam-âm, Tam-dương là cái khí của 5 hành. Hai khí âm dương cùng “bác kích” không hòa, cho nên hết cái số của 5 hành

thời chết. – TÂM-MÃN là do dương “bác” lên ở bộ phận trên ; có sự “uất kết” là do âm “bác” ở bộ phận dưới.

Phúc (bụng) ở vào bộ phận dưới, là nơi âm dương tương giao với nhau. “

phúc bộ phát ra hết….”

tức là dương phát ra

hết ở trên , âm phát ra hết ở dưới, mà không còn sự “hòa” hiện ra ở bộ phận giữa nữa.

Tiết này nói về âm dương mắc bịnh ở trên và dưới. Tiết dưới nói về âm dương mắc bịnh về Hàn và Nhiệt.

(6)-. Nhị-dương tức là Dương-minh, bịnh ÔN tức là SỐT RÉT và NÓNG. Âm dương ở con người, do cái khí thủy cốc của Dương-

minh mà ra. Nên Nhị-dương ñều “bác” thời tuyệt mất cái nguồn gốc sinh ra âm dương rồi. Âm không ñược dương ñiều hòa
thời sinh ra bịnh HÀN ; dương không ñược âm ñiều hòa thời sinh ra bịnh NHIỆT. Giờ âm dương ñã tuyệt thời là một chứng
rất nguy. “CHÍN” là hàng cuối cùng của số Dương, “MƯỜI” là hàng cuối cùng của số Âm. Chết vào ngày thứ 10, tức là ñúng
vào thời kỳ âm dương ñều hết.

Tiết trên nói mạch của Tam-dương ở ñầu, mạch của Tam-âm ở tay ; ñó tức là như “một” là “nhất quán”. Nếu 2 khí âm

dương không quán thông với nhau, mà lại tự cùng “bác kích” (chọi, xung ñột) lẫn nhau, thời sẽ gây nên chứng chết như vậy.

Tiết này nói : nhờ về khí dương của Vị-quản ñể sinh nuôi âm dương của 5 tạng. Nếu 2 dương ñều “bác” thời âm

dương ñều tuyệt, cũng là chứng CHẾT.,.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.