muốn thưởng thức hương vị mặn mà của trầu nguồn và chiêm ngưỡng
người lái buôn khác thường trong thiên hạ. Gần xa đồn đại, nhiều cô cậu ái
mộ giữ chân ở lại tâm tình. Đúng với dự định của một nhà nghiên cứu tâm
lí nhân dân, thì không thể từ chối trước bất kì yêu cầu nào. Miết rồi, chàng
cũng phải lựa chọn, nếu xét thấy những ai không vừa ý thuận tình thì cáo từ
đi tiếp. Còn đối với những thanh niên trốn lính có chút hiểu biết và đang
trăn trở âm thầm trước thời cuộc, thì gần gũi cởi mở tâm tình. Nhằm khơi
dậy từ trong tiềm thức của họ về nạn cát cứ giữa các vương triều trên cả
nước, chẳng những phản động lịch sử mà còn gieo rắt đau thương tang tóc
cho nhân dân.
Trước lời lẽ khảng khái, ý tứ đích thực với thời cuộc, làm cho tầng lớp
thanh niên tiến bộ nhỏ to bàn tán: Đó đầu phải chuyên gia khoét lát, cũng
không phải gã công tử bột mượn lệnh con quan đi ngạo mạng với đời, mà
là một trang anh kiệt oai phong trên lưng con tuấn mã, thì cái chí chọc trời
khuấy nước chẳng thể không nung nấu ở trong lòng! Nhưng sao lại chọn
cái nghề mạt hạng mà từ xưa đến nay vẫn còn rỉ rả trong dư luận: “Nhất sĩ,
nhì nông, tam công rồi mới tứ thương”. Hẳn là có dụng ý chi đây? Bởi ở đó
không thấy toát lên cái bản chất của một tên lái buôn, góp nhặt mỗi người
một ít cho đầy túi tham. Như vậy, chàng là ai, từ đâu đến? Càng muốn hiểu
càng mơ hồ, trong mỗi người tự nâng lên thành ý nghĩ: diện mạo phương
phi là thế, vẻ mộng mơ chưa hề vương vấn bụi trần ai, thì sao có thể vật lộn
với đời? Biết đâu đó là con Ngọc Hòang vâng lệnh xuống trần gian, giả làm
thương gia hào phóng để săn tin mang về trình tấu? Và biết đâu sẽ có
những đổi thay cần thiết cho đời…
Sở dĩ họ tham gia tranh luận nhiều như vậy, cũng bởi khát vọng về
một thời vua sáng tôi ngay cơ đồ bền vững, không còn ai đi lính chém giết
lẫn nhau để bảo vệ từng cái ngai vàng vô nghĩa lí vừa mọc lên. Vũ Đình
Tú, một thanh niên con nhà giàu được học hành tử tế, có tầm nhìn xa trông
rộng, không đành dấn thân vào cuộc đời dâu bể thăng trầm, đút lót quan lại