huy mình, thì đứng phắt lên, vắn tắt đôi lời:
-Thưa thầy, con không làm phó ạ!
Thoáng nhìn đã hiểu trò ấy muốn gì, Cao Hiến lấy luật giáo dục đương
thời và quả quyết:
-Xưa nay, thầy đặt đâu trò ngồi đó, chứ không được đổi thay! (Mắt
khồng rời bản mặt bất thuận ý của y, giọng Cao Hiến trở nên mềm dẻo)
Thầy đã cân nhắc kỹ càng rồi. Con đứng sau chỉ mỗi bạn, Hồ Thơm sẽ
khiêm tốn với đàn anh và cùng thi đua học hỏi lẫn nhau. Nếu con bao quát
cả lớp, tất phải ngứa ngáy chân tay mệnh lệnh với em út, không đảm bảo
tính giáo dục mà cũng chẳng hay ho chi. Còn đối với lớp người này -tay
trái, thầy chỉ thẳng- con ngông ngang sẽ bị họ sửa lưng, chứ chẳng khiêm
nhường đâu đấy!
Ý Cao Hiến muốn nói, trong số đó rất có nhiều tay anh chị từ giới
giang hồ quy tụ lại, nhưng thôi cứ để y dần tự hiểu. Cả lớp tập trung vào
thầy đều khâm phục thái độ cương nhu linh hoạt và rất tinh tường khi chọn
lớp trưởng. Riêng Khắc Tuyên không hài lòng với sự sắp xếp ấy, mà chưa
tìm ra cơ sở để bảo vệ cho mình nên đành im lặng. Cả lớp tập trung theo
dõi và lắng nghe, thầy vừa gợi ý chuẩn bị tư tưởng tinh thần sáng học văn,
chiều học võ và cứ một ngày lên lớp, một ngày tự tập luyện; vừa mở cuộn
vải trắng chừng một cánh tay, hai đầu may lại luồn cây, cắm vào lỗ khoan
sẵn ở hai đầu cái bàn giương lên dòng chữ:
TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
“Tiên học lễ” đã là học trò, trước tiên phải học lễ. “Lễ” là tỏ lòng tôn
kính người bề trên, thể hiện qua: cử chỉ, thái độ, nghi lễ, đồ lễ đã được qui
ước trong xã hội khi giao tế hay phúng biếu. Và nếu “Lễ” đi kèm với một
tiếng khác sẽ cho ra nghĩa khác nhau. Ở trường học, đều đáng lưu tâm là