học trò phải có lễ độ, phép tắc: kính trên, nhường dưới, lịch thiệp với bạn
bè. Nó là tiền đề, là thước đo phẩm giá của con người.
“Hậu học văn” sau đó mới học văn. “Văn” là hình tượng tượng trưng
cho cái đẹp. Một vẻ đẹp mềm mại, tinh tế và rất linh hoạt được xây dựng
bằng ngôn từ có hình tượng nghệ thuật. Nó biểu hiện trong từng tác phẩm
văn chương, ứng với mỗi nền văn học của mỗi triều đại, mỗi quốc gia khác
nhau và đã trở thành kho tàng quí giá, vô tận. Ta sẽ mở dần từng trang sách
để học hỏi và rèn luyện. Hiểu biết tới đâu là khẳng định tài năng văn
chương tới đó.
Tóm lại, đã là học trò thì phải rèn luyện cho mình trở thành người toàn
diện đức tài. Khi bước vào đời có hai định hướng ấy sẽ linh động đối nhân,
xử thế đúng đắn hơn.
Tiếp theo, thầy liên hệ dẫn giải những tài đức, học vị thiết thực trong
cuộc sống, rồi nhắc nhở:
-Bài học đầu tiên đến đây tạm dừng. Hôm sau kiểm tra bài cũ trước
khi học bài mới, trò nào không thuộc sẽ bị khảo năm roi. (Nhìn những
gương mặt ngây thơ không tránh khỏi điều lo lắng, thầy tỏ thẳng tay phải
đính chính): trừ khối hữu, các con phải cố gắng hơn lên! Nếu không theo
kịp chương trình thì mai kia sẽ học bổ sung.
Đổi băn khoăn thành niềm vui phấn khởi, cả khối đồng thanh đáp:
“Dạ!” Duy chỉ Hồ Thơm vẫn tỉnh bơ, thầy muốn biết khả năng trội của lớp
trưởng liền hỏi:
-Trò nào xung phong trả lời bài ngay sẽ có điểm tốt? (Lập tức, một
bàn tay giơ thẳng lên cao, thầy vội ngăn lại): Lớp trưởng chuẩn bị, để lớp
phó trả bài trước!
Một ý nghĩ vụt qua óc Tuyên: Lẽ nào thầy muốn so sánh ta với Thơm
để khẳng định cái địa vị mà ta đang ganh tị? Mắt liếc sang phải, miệng lầm