họ hăng hái đóng góp của cải vật chất tinh thần và nghị lực, động viên con
em mình đầu quân luyện tập chuyên cần sẵn sàng cưú nước. Nhiều chị em
chấp nhận cảnh phòng không lẻ bóng, kín đáo động viên, tiễn chồng yên
tâm lên đường và đã đúc kết thành những câu hát ví von cứ văng vẳng khắp
thôn cùng xóm vắng:
“Anh đi theo chúa Tây Sơn.
Em về cày cuốc chăm con, nuôi mẹ già.”…
Hành binh đến Thanh Hóa, nhà vua truyền hạ lệnh nghỉ tại chỗ, nhận
tân binh. Tiếp tục triển khai bằng nhiều hình thức kết hợp, động viên cổ vũ
toàn dân tham gia đánh giặc. Và đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong mọi
tầng lớp nhân dân nhất tề đứng lên trước giờ phút hiểm nguy của tổ quốc.
Chuẩn bị chuyển sang Tam Hiệp, vua Quang Trung ra lệnh cho các
đạo quân cũ và mới đan xen vào nhau, điều chỉnh đội ngũ đề huề, tiếp tục
ngồi nghe biểu dụ và truyền hịch cứu nước. Bằng lời lẽ hùng hồn đanh thép
của nhà vua, bài hịch đã khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc chiến tranh
chính nghĩa của quân đội Tây Sơn là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của dân tộc mình, có đoạn viết:
“Đánh cho nó chính luân bất phản,
Đánh cho nó chiến giáp bất hoàn!
Đánh cho sử sách tri:
Nam quốc, anh hùng chi hữu chủ!”.
Nghiã là: đánh cho giặc ngoại bang không còn một mảnh giáp che
thân, xấu hổ chạy luôn không bao giờ dám quay đầu lại. Đánh cho sử sách
lưu: nước Nam ta, thời đại nào cũng có anh hùng làm chủ!