-Tiền quân do Ngô văn Sở và Phan văn Lân chỉ huy tiến đánh Đống
Đa, thọc sâu vào đại bản doanh của tổng đốc Nghị ở cung Tây Luông.
-Hậu quân do Hổ Hầu và Tử Văn đốc chiến, tiếp ứng cho Tiền quân và
Trung quân.
-Tả quân gồm có kỵ binh, tượng binh do Đô đốc Tuyết và Đô đốc
Mưu thống lĩnh. Tuyết điều khiển mã binh đến huyện Chương Đức, tiến
qua làng Nhân Mục, Thanh Trì đánh phá vòng ngoài của giặc. Mưu đem
tượng binh qua vùng Sơn Minh vừa ứng chiến vừa tiếp liệu cho chiến
trường.
-Hữu quân, hai đạo chịu sự điều khiển chung của Võ Dũng đồng
xuống thuyền xuất phát từ cửa Biện Sơn, vượt biển vào sông Lục Đầu kinh
lược Hải Dương, ứng chiến mặt đông và chặn đường rút của địch. Khi thất
thủ ở Thăng Long, giặc Thanh có thể chạy qua các vùng: Lạng Sơn,
Phượng Nhãn và Thanh Trì.
Nhìn chung phương lược đánh Thanh, trẫm đã hình thành từ suốt dọc
đường hành quân và rút kinh nghiệm từ những nguồn thông tin thu thập
được, có thể không quá mười ngày sẽ đập tan quân giặc. Nhưng nghĩ lại
chúng là nước lớn dư vài chục lần nước ta, sau khi thua trận này ắt phải hổ
thẹn mà mưu toan lo việc báo thù. Như thế việc binh đao chưa dễ đã dứt,
thì đâu phải là phúc cho thiên hạ. Đến lúc ấy phải dùng đến phương lược
tác chiến mềm dẻo của Ngô Thì Nhậm. Nhà vua phân công tiếp:
-Ngô Thị Lang phải chuẩn bị tờ bẩm văn, trình tấu lên vua Càn Long
ngay sau khi quân Thanh thua trận, không được chậm trễ!
Chờ Ngô nhận lệnh. Cả cuộc họp nhìn nhau thì thầm vễ tầm nhìn xa
của nhà vua, khó ai có thể đo lường trước được. Ngừng giây lát, vua Quang
Trung nói tiếp: