Ngô Thì Nhậm đồng tình nhắc lại:
-Tâu Hoàng thượng anh minh, đại lượng! Chỉ có cách đó mới qui hợp
hết khối hiểu biết của thời đại mình chung lo việc nước, thần xin phụng
mệnh!
Dứt lời, Ngô khẩn khoản đứng lên, xin phép bắt tay vào việc.
*
Chẳng mất nhiều thời gian, Ngô đã khái quát được tử tưởng có tầm
chiến lược của nhà vua vào bài: “Chiếu cầu hiền” Nội dung cơ bản là
không phân biệt ẩn sĩ, tân sĩ hay những sĩ phu trước đây đã chống đối nhà
Tây Sơn. Hễ ai có tài mưu lược hơn người ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều
thâu dụng, không phân biệt chuyên môn nghề nghiệp, thứ tự dưới trên. Bài
chiếu còn mở rộng trong toàn dân bằng nhiều cách tiến cử như: Quan cũ đề
cử quan mới; cá nhân tự viết tấu chương về triều xin thâu dụng, hoặc nhờ
người quen giới thiệu tân cử…Dẫu tiến cử bằng cách nào cũng được kiểm
duyệt rồi mới thâu dụng.
Ban chiếu truyền đi toàn cõi Bắc hà, quả nhiên đã có khối trí thức nho
sĩ không thể bàng quan trước thời cuộc, lần lượt hội về Thăng Long ghi
danh, xin được kiểm tra và thâu dụng.
Kế đó, phái đoàn đi sứ sang Trung Hoa trở về bẩm báo: Vua Càn Long
hay tin Tôn Sĩ Nghị thất thủ ở chiến trường Việt Nam, thì đùng đùng nổi
giận giáng chỉ. Lập tức sai tướng nội các là Phúc An Khang làm Tổng đốc
Lưỡng Quảng thay Sĩ Nghị, đem binh mã chín tỉnh đi chinh phạt An Nam,
thì chính sách ngoại giao khôn khéo của Ngô Thị Lang cũng đến kịp lúc.
Chẳng những tấu trình mềm dẻo với Phúc An Khang ở bên ngoài, mà đến
với các thần hòa thân ỏ trong triều nhà Thanh cũng phải gật đầu thừa nhận,
rồi cùng trình tấu lên chúa thượng. Vua Càn Long đành thõa thuận cho hai
nước giao hòa, lệnh đem Lê Chiêu Thống và một số quan tòng vong đến