am trí cho ở riêng mỗi người một nơi, rồi cùng bàn chuyện sai sứ giả sang
An Nam thông hiếu.
Nghe xong, vua Quang Trung cảm thấy an lòng một mối lo về vấn đề
biên giới ở phía Bắc, liền điều động họp nội các, lên kế hoạch chấn hưng
đất nước và ấn định những việc cần làm ngay:
-Công tác thu nhận nhân tài phục vụ cho đất nước vẫn liên tục mở ra,
tuyển dụng bổ sung vào các cơ cấu tổ chức then chốt, duy trì tuyển binh
luyện tập phòng dịch, chăm lo phát triển kinh tế giáo dục, nâng cao dân trí,
đẩy lùi những tệ nạn xã hội: mê tín dị đoan, lạc hậu và bảo thủ.
-Đề cao tín ngưỡng, tức là chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân tâm con
người, sống phải có tình làng nghĩa xóm, yêu thương đùm bọc lẫn nhau,
không nên thủ đoạn ỷ mạnh hiếp yếu. Nhưng phải có giới hạn, mỗi phủ chỉ
được đầu tư xây dựng một ngôi chùa lớn khang trang, chọn tăng lữ có học
thức, đạo bền làm Trụ trì. Còn những nhà sư đội lốt tu hành trốn xâu lậu
thuế, buộc phải hoàn tục làm tròn bổn phận của một công dân chân chính
với đại đồng.
-Cải biên kinh đô Thăng Long có tên là Bắc thành. Ở Bắc thành, việc
quân cơ giao cho Ngô Sở và Phan Lân tiếp tục tổng quản, chỉ huy: tuyển
binh luyện tập trù bị và củng cố nền an ninh quốc phòng. Còn Ngô Thì
Nhậm và Phan Duy Ích tổng quản chỉ huy thiết lập lại nền kinh tế, chính trị
và giáo dục. Trước mắt phải chú trọng công tác ngoại giao với nhà Thanh,
chấm dứt nạn binh đao, góp phần xây dựng đất nước.
*
Chừng một tháng sau ngày đại thắng quân Thanh xâm lược, mọi công
việc ở Bắc hà tạm thời đi vào hoạt động có nề nếp. Trước lúc rút binh về
Phú Xuân, bước chân thư giãn của nhà vua cùng với văn thần họ Ngô dạo