đồng loạt chuyển mình theo những trò chơi: hành binh vượt núi làm cho
rừng cây đều di dời và đua thuyền dậy cả sóng nước. Trong từng thôn cùng
xóm vắng, tiếng hát véo von, tiếng hò khoan theo nhịp chày giã gạo cũng
khua lên rộn ràng trong những đêm vui…Cả thảy đều hân hoan chào đón,
vua Quang Trung về ngự tại Phú Xuân chăm lo việc nước.
Trước tiên là củng cố bộ máy chính quyền Trung Ương, Nhà vua
phong Lê Ngọc Hân lên Hoàng hậu, Nguyễn Quang Toản làm Thái tử, truy
phong Bùi Nhã Xuân là Vũ Hoàng Chánh hậu. Quan chế vẫn tương đương
như tiên triều, cả thảy gồm bốn bộ ngành: Tam công, Tam cô, Đại chủng tể
và Trung thư.
Tổ chức hành chánh từ Quảng Nam trở ra chia thành hai trấn Sơn
Nam thượng và Sơn Nam hạ. Sơn Nam thượng giao cho Đô đốc Tuyết tổng
quản, còn Sơn Nam hạ là vợ chồng Quang Diệu tổng quản. Mỗi trấn phân
thành nhiều phủ, phủ nhiều huyện, huyện gồm nhiều tổng và xã cũng thế!
Từ trấn xuống huyện đều có hai đại quan: văn chương và võ biền cầm đầu.
Quan văn chăm lo hành chánh sự nghiệp. Quan võ trông coi việc binh
thương, an ninh trật tự. Từ tổng xuống thôn, mỗi cấp chính quyền đều có
hai vị chánh và phó trực tiếp chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt.
Khâu tổ chức quân sự so với tiên triều không khác mấy, nhà vua định
ra chế độ mộ binh phòng dịch. Quy định, thanh niên từ mười tám đến ba
nhăm gọi là tráng hạng đều phải đi lính bảo vệ tổ quốc, trừ con một hay
bệnh tật ốm yếu thiếu thước.
Bắt tay vào công việc xây dựng đất nước, vấn đề kinh tế tài chánh phải
được quan tâm hàng đầu, Nhà vua cho đúc tiền hiệu Quang Trung thay cho
tiền hiệu Cảnh Hưng, khuyến khích mở rộng giao thương ra các nước láng
giềng, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn chú trọng. Sau chiến tranh liên
miên dân số giảm sút, nhà vua ra chính sách di dời dân ngheò ở những