Ngô Văn Sở đang phân vân trong tư duy, vội hỏi:
-Nếu phải vận dụng kế sách Tả thị lang vừa gợi ý, xin bệ hạ tham kiến
xem lợi bất cập hại ra sao?
Bởi trong tư duy đã có một phương lược tương hợp với văn thần, nhà
vua bàn tính kỹ càng:
-Phái đoàn sứ bộ phải tinh anh nhạy bén và hết sức cẩn thận khi ứng
xử, đừng để quần thần nha lại của họ ở vòng ngoài phát hiện thì sẽ khỏi bị
chối từ. Khi được tương kiến giữa hai vua, chắc chắn Càn Long sẽ nhận ra
điều giả chơn. Đến lúc đó, chỉ có nước cắn răng chịu trận, hoặc tự tra trấn
chính mình nếu như lương tâm ẩn chứa nhăng ám muội, chứ không thể có
hành vi nào khác đối với sứ bộ của ta! Bởi, vua quan nhà Thanh chỉ vờn có
mỗi Nguyễn Huệ này thôi, thì không thể thõa lòng căm tức với sứ bộ? Vì
làm thế chỉ có tác dụng ngược lại!
Nghe thấu đáo trước tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, hai thần chỉ
nhìn nhau gật đầu. Ngừng giây lát, vua Quang Trung dẫn giải tiếp:
Nếu sứ bộ lần này đi làm công tác ngoại giao thành công, thì thuận đà
ta buộc vua quan nhà Thanh phải nhượng bộ dần từng bước. Cơ bản là phải
làm sao cho họ thay đổi hoàn toàn cái ý nghĩ cố cựu: đừng mơ mộng lăm le
chiếm đoạt nước ta làm quận huyện của nhà Thanh nữa, mà phải tôn trọng
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi dân tộc- giữa ta và Trung Hoa- đã
được phân định từ lâu đời! Phải thực hiện cho bằng được nối giao hòa hữu
ái giữa hai nước láng giềng, chấm dứt nạn binh đao, đó là hậu vọng của ta!
Và đó cũng là ước mơ của cả dân tộc ta qua bao nghìn đời, nhưng đâu
có dễ dàng thực hiện đối với người phương Bắc, Phan Duy Ích tham gia
tính toán:
-Nhiều năm làm công tác ngoại giao với nhà Thanh, thần đã nghiên
cứu kỹ con người của họ là mưu mô và chiếm đoạt, thì dẫu có nhượng bộ