Thầy mở: BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP đầu tiên của dân tộc, cắm
tiếp lên vị trí đã cố định, phân tích giảng giải kỹ càng, rồi liên hệ vào thực
tế hào hùng của dân tộc ta ở thế kỷ XIII và XV:
“Khét tiếng nhất là quân Mông Cổ, một đội quân thiện chiến, tuyển
hợp toàn là nhưng tên hung hãn sát nhân nhà nghề, đương thời đã từng
bành bá mộng xâm lăng trên khắp hoàn cầu. Chúng đi đến đâu, thần dân
trăm họ đều run sợ nguyện cầu: “Chúa cứu vớt cho chúng con thoát khỏi
cơn thịnh nộ của Tác-ta”, nhưng đụng đến Đại Việt của chúng ta là nếm trải
mùi cay đắng! Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn- đã lãnh đạo quân dân
nhà Trần, giáng cho chúng những đòn chí tử phải cuốn cờ tháo chạy. Vua
quan nhà Nguyên phải từ bỏ mộng phiêu du trên sông Bạch Đằng.
Thịnh suy ấy lẽ cổ kim của mọi triều đại, nhà Trần thế nhược, quyền
cầm Hồ Qúy Ly non kém đức tài, giặc Minh thừa cơ hội nhảy vào xâm lược
nước ta. Và đã bị, Bình Định Vương lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh
cho chúng phải tan tác tro bay, một số sống sót tẩu về đến nước mà vẫn còn
tim đập chân run. Ông Nguyễn Trãi, một đại thần kiên trung tiết nghĩa vẹn
toàn với quốc dân, thay mặt vua Lê Thái Tổ viết: “Bản tuyên ngôn độc lập”
lần thứ hai của dân tộc. Trong đó đã hàm ý so sánh và khẳng định sự song
song tồn tại giữa hai triều đại phương Nam với phương Bắc: “Tuy mạnh
yếu từng lúc khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có!”.
Có lẽ nào ngày nay, thầy trò ta khoanh tay ngồi nhìn sông núi đảo
điên, dân tình lầm than oán thán? Không phải vì giặc ngoài xâm lược, mà
anh em cùng chung một bọc giống nòi Rồng Tiên tương sát lẫn nhau, băm
tổ quốc ta ra thành nhiều mảnh (Lê-Mạc-Trịnh-Nguyễn) đau lòng lắm các
con ạ!”.
Giọng của thầy nghe sắc mạnh trầm hùng, có sức lan tỏa và cũng dễ
dàng thâm nhập vào những buồng tim khối óc mỗi lúc càng giục giã thiết
tha, khơi sâu nung nấu bầu nhiệt huyết trong mỗi tuổi trẻ. Họ nhỏ to bàn