Sau khi đến huyện Lâm Hà, Thiếu Gia hỏi tôi có đi tìm mua đồ ở
huyện lị không, tôi nói với hắn không cần lãng phí thời gian, tâm trí như
vậy, mặc dù huyện ven sông này xưa kia có mộ cổ, hàng năm lũ Hoàng Hà
ngập tràn có thể nhấn chìm một hai ngôi, có điều người dân huyện lị cũng
như thôn dân ở ngoại ô đều khá sành sỏi trong việc mua bán đồ cổ, cho nên
giá đồ cổ ở đây không mềm chút nào, trừ khi gặp được món đồ đặc biệt tốt,
không thì cũng chẳng ai muốn thu mua. Chúng ta tới đây rồi, thu mua thì
không cần có điều có thể đi dạo một chút, để cho anh tích lũy dần nghiệp
vụ.
Vì vậy chúng tôi ở lại huyện lị một ngày, tôi đưa Thiếu Gia đi ngoại ô
một chuyến, đông ngó một chút tây gõ gõ một tẹo, cùng hắn tán nhảm
truyện lịch sử đồ cổ trên dưới năm nghìn năm, cũng coi như là bù lại chi
tiêu dọc đường hắn bỏ ra.
Có điều kỳ lạ là, số điện thoại Vương Toàn Thắng viết ở phía sau vé
xe lửa, tôi gọi rất nhiều lần nhưng đều không có ai nghe máy, để tiết kiệm
thời gian tôi liền đến bưu cục địa phương, hỏi thử xem số điện thoại kia rốt
cuộc có vấn đề gì, hi sinh một cái phong bì đỏ, lão già phát thư nói với
chúng tôi, 6 số mở đầu không phải mã vùng của huyện lị này, mà là của
một trấn nhỏ giáp với huyện lị bên bờ sông Hoàng Hà, nơi ấy gọi trấn Đông
Hoa.
Trong lòng tôi thầm nhủ, thì ra là ở Núi Đông Hoa, vậy thì không
nghe điện thoại, có thể là vì còn có nguyên nhân khác. Liền nói với Thiếu
Gia chúng ta chuẩn bị chính thức khởi động thương vụ.
Đến trấn Đông Hoa không có xe lửa chỉ có xe đò loại nhỏ, xe đò
người đông thành phần lại hỗn tạp, đồng thau trên người tôi giá trị không
rẻ, mang theo lên xe có vẻ không ổn, tôi bèn trước tiên mang đồ ký gửi tại
bưu cục, chỉ còn mảnh đồng thau không có giá trị kia, tôi sợ rằng có mang
ký gửi người ta cũng không nhận, nên đành chui vào nhà cầu nhét nó vào
bụng rồi mới lên xe.