Xe hơi chạy gấp trên đường núi, sóc long sòng sọc, không gian bên
trong xe vốn đã chật hẹp, bây giờ tính cả tài xế tổng cộng lên tới mười bảy
người, thêm một đống hành lý lớn nữa khiến cho không khí trong xe vô
cùng ngột ngạt.
Đường đi còn dài, tôi tựa đầu vào cửa sổ, nhìn sườn núi bên ngoài,
định ngắm phong cảnh một chút, có điều khu vực này hàng năm đều bị lũ
Hoàng Hà rửa trôi, phần lớn đều bị phong hóa, nhiều chỗ đá núi bị sạt lở
nghiêm trọng, sau khi lũ Hoàng Hà rút đi, cây cối cơ bản cũng không thể
sinh trưởng nổi, ác tính tuần hoàn (sự việc biến chuyển liên tục ngày càng
xấu), một năm lại một năm, cuối cùng cây cỏ chỉ còn lưa thưa, đất đai khắp
nơi loang lổ khe rãnh, cảnh sắc mười phần nhàm chán.
Thiếu Gia ngược lại trên đường đi vô cùng hưng phấn, ngó đông ngó
tây, buôn chuyện với người xung quanh, hỏi han chuyện Núi Đông Hoa.
Đồng hành trên xe có hai thương nhân cùng đi Núi Đông Hoa gom
hàng, một mập một gầy, hai người đều rất thích tám chuyện. Bọn họ nói với
chúng tôi, miền đồi núi Đông Hoa mặc dù hẻo lánh nhưng lại có đặc sản là
một loại thảo dược, là bài thuốc nổi tiếng của người dân tộc thiểu số, có tác
dụng rất tốt trong việc ức chế bệnh động kinh, có điều loại thảo dược này
hàng năm chỉ mọc có một mùa nên vô cùng trân quý, hàng năm bọn họ
cũng chỉ đến đây thu mua có một lần
Còn có ba người một giáo sư cùng hai sinh viên nghe nói là học ngành
dân tục (phong tục tập quán dân tộc), để làm bài luận cho đại học, bọn họ
phải đi tới các vùng thu thập tài liệu thực tế. Thiếu Gia cho rằng như vậy
chẳng khác nào nhà nước cho đi du lịch, thật dễ khiến cho người ta ghen tị
mà. Tôi nói với hắn làm khóa luận rất cực khổ, hơn nữa kinh phí để đi thực
tế cấp cho bọn họ chẳng đáng là bao, có lúc còn phải bỏ tiền túi ra để mà
làm, ghen tị cái nỗi gì, nếu không phải cực chẳng đã thì ai muốn đến cái
vùng đất quê mùa, hoang hóa nghèo xơ xác này.