HOÀNG HẬU ĐỘC NHẤT - Trang 107

Hơi ấm trời chiều đang dần biến mất, lười biếng dần khuất dưới đường

chân trời. Nơi xa còn phủ kín ánh nắng hiện ra chút sắc hồng, khiến hoàng
hôn tăng thêm chút vẻ sinh động, đồng thời cũng là điềm báo cho một ngày
mới tốt lành.

Thế nhưng, có người lại không để ý tới cảnh đẹp như vậy, chỉ tung

người một cái, đã để lại ánh mặt trời rực rỡ sau lưng.

--- ------ ------ ---

_Chú giải:

*Cửu chương toán thuật (chữ Hán:

九章算术) là một quyển sách về

toán học của người Trung Quốc được biên soạn vào thời Đông Hán. Có tài
liệu cho rằng, nó được viết khoảng năm 152 TCN bởi một người tên là
Trần Sanh. Sách này sau đó được nhiều nhà toán học Trung Quốc mà trong
đó có Lưu Huy và Tổ Xung Chi viết bổ sung.

Trong thế kỷ 7–10, Cửu chương toán thuật được dùng làm sách giáo

khoa và trở thành một tác phẩm kinh điển đối với các nhà toán học cổ
Trung Quốc. Cửu chương toán thuật là một cuốn tự điển toán học độc đáo
phục vụ cho những người đạc điền, nhà thiên văn, hay những người thu
thuế... của Trung Quốc. Tác phẩm này gồm có 246 bài toán trình bày giả
thiết rồi đến lời giải. Tác phẩm này có 9 chương.

1. "Phương điền" (

方田): Gồm cách tính diện tích của hình vuông,

hình chữ nhật. Dùng số pi xấp xỉ 3 để tính diện tích hình tròn, hình vành
khăn... Sau đó Tổ Xung Chi tìm ra pi gần bằng 3,14159265...

2. "Túc mễ" (

粟米): Bao gồm những bài toán, mỗi bài tuân theo một

thuật toán riêng nêu cách thu thuế thời cổ. Chương còn có các kiến thức về
quy tắc tam suất và chia tỉ lệ trên số nguyên hay phân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.