Yên thị khiến Thiên Thịnh đế rất mừng, ban danh hiệu hoàng thương, cai
quản việc buôn bác qua lại giữa các nghề ở Nam Cương với kinh thành.
Hai việc này đều liên quan đến Phượng Tri Vi, nhưng nhìn bề ngoài lại
không thấy được.
Về việc lựa chòn chủ soái chinh Bắc, trong triều cũng cãi vả gay gắt,
bởi chuyến này đi nhất định phải đại thắng, thắng rồi lại phải vỗ về, cho
nên chủ tướng không những phải dũng mãnh thiện chiến, mà còn phải lão
luyện chín chắn. Đây gần như là hai điều kiện trái ngược, mà sau ngày
Thiên Thịnh lập quốc, Thiên Thịnh đế đa nghi cực nặng hoặc bãi chức hoặc
giết sạch các lão tướng khai quốc, gần như không còn một ai. Tranh cãi đến
cùng, Thiên Thịnh đế vẫn lệnh cho Thu Thượng Kỳ lấy công chuộc tội, lại
phong Thuần Vu Hồng làm Phó soái, cũng coi như cân bằng mấy luồng thế
lực.
Kẻ chịu tội xuất chinh, rất khó ôm đầy hào tình. Lòng Thu Thượng Kỳ
thấp thỏm không yên, mới tha thiết nhờ Phượng Tri Vi “hậu duệ thế giao”,
sau khi ông rời kinh hãy trong nom đến Thu phủ một chút.
“Thế điệt.” Chỉ mong mấy ngày nay máy đầu Thu Thượng Kỳ đã thêm
vô số sợi bạc. Ông nước mắt lưng tròng nắm tay Phượng Tri Vi, khẩn
khoản dặn dò, “Thế cục trong triều phức tạp, mấy vi huynh đệ của cháu
không hiểu chuyện, việc trong ngoài phủ phải phiền cháu trong nom
nhiều.”
Đôi mắt già nua của Thu Thượng Kỳ đau đáu nhìn Phượng Tri Vi –
bấy giờ là Nguỵ Tri. Tuy hai kế diệ Đại Liêu còn chưa có hiệu quả, tạm
thời cũng không tiện phong thưởng, nhưng ai cũng nhìn ra bệ hạ vô cùng
thích thú thiếu niên anh kiệt này, thăng qua tiến chức chỉ là chuyện ngày
một ngày hai. Mà mấy vị công tử Thu gia đều không được xuất sắc, trước
kia Thu gia dựa vào thế lực của Ngũ hoàng tử sống cũng khá yên ổn, giờ
Ngũ hoàng tử bị trục xuất trá hình khỏi Đế Kinh, vây cánh Ngũ hoàng tử