3. NẾU ĐÃ TỪNG THẤT BẠI, BẠN
CÓ PHẢI LÀ KẺ THẤT BẠI KHÔNG?
Thất bại không quá tồi tệ nếu nó không tấn công vào trái tim. Thành
công quá tuyệt hảo nếu nó không tìm lên trí não.
— Grantland Rice
T
rong một cuộc phỏng vấn cách đây nhiều năm, David Brinkley đã hỏi
Nhà tư vấn chuyên mục Ann Landers về câu hỏi mà bà thường xuyên nhận
được từ độc giả. Câu trả lời của bà là: “Chuyện gì xảy ra với tôi vậy?”
Câu trả lời của Landers hé lộ nhiều điều về bản tính con người. Nhiều
người phải vật lộn với cảm giác mình là kẻ thất bại và điều thiệt thòi nhất là
họ nghi ngờ chính bản thân. Xoay quanh cảm xúc và mối nghi ngờ này là
một câu hỏi lớn: Tôi có phải là kẻ thất bại không? Đây là một hiểm họa bởi
tôi cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc người ta sẽ không tin rằng một
người có thể vừa là kẻ thất bại, vừa có khả năng tiến lên từ thất bại.
Dường như các nhà tư vấn chuyên mục (như Ann Landers) và những cây
bút hài hước đều nhận ra rằng có được cái nhìn tích cực về bản thân là điều
quan trọng giúp bạn vượt qua những nghịch cảnh và sai lầm. Erma
Bombeck, người phụ trách chuyên mục hài hước hằng tuần, đã hiểu rất rõ
về ý nghĩa của sự kiên trì và khả năng tiến lên từ thất bại mà không nghĩ
rằng thất bại là một bản chất cá nhân.
TỪ NHÂN VIÊN TẠP VỤ TRỞ THÀNH GƯƠNG MẶT TRANG
BÌA CỦA TẠP CHÍ TIME
Con đường mà Erma Bombeck đã đi là một con đường gập ghềnh ngay
từ những ngày đầu khởi nghiệp. Cô tiếp xúc với ngành báo chí từ khi còn
trẻ. Công việc đầu tiên của cô là một nhân viên tạp vụ của tờ Journal-
Herald. Khi là sinh viên của Đại học Ohio, một nhân viên tư vấn đã khuyên