Tôi đã đi nói chuyện trong nhiều buổi lễ trao bằng đại học, và tôi nói với
mọi người rằng những thăng trầm trong cuộc sống của tôi đều bắt đầu từ
những thất bại chứ không phải từ những thành công, ví như: một tuyển tập
những bài viết hài hước chỉ bán được 2 bản ở Beirut, một bộ phim thực tế
hài hước chỉ diễn ra trong nháy mắt ở ngôi nhà của chúng tôi, một vở kịch
về Broadway khi tôi chưa từng được tận mắt nhìn thấy Broadway, buổi ký
tặng sách chỉ vỏn vẹn có 2 người: một là người hướng dẫn sử dụng nhà vệ
sinh công cộng và người kia muốn mua chiếc bàn làm việc.
Điều bạn phải nói với bản thân là: “Mình không phải là người thất bại.
Mình chỉ thất bại ở một vài việc mà thôi.” Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt
lớn… Cuộc sống cá nhân và sự nghiệp tựa như những con đường băng qua
đầm lầy. Tôi mất con, cha mẹ qua đời, bị ung thư và lo lắng rất nhiều cho
bọn trẻ. Bí quyết là hãy đặt tất cả trong một viễn cảnh tươi sáng, và đó là
điều tôi vẫn làm trong cuộc sống.
Quan niệm đó đã giúp Erma Bombeck sống với thái độ tích cực. Điều đó
cũng giúp cô tiếp tục theo đuổi công việc viết lách, dù cô phải trải qua
những thất vọng, những nỗi đau, những ca phẫu thuật và chạy thận hằng
ngày tới tận khi Erma từ trần, hưởng thọ 69 tuổi.
Điều bạn phải nói với bản thân là: “Mình không phải là người thất
bại. Mình chỉ thất bại ở một vài việc mà thôi.”
MỖI THIÊN TÀI ĐỀU CÓ THỂ TỪNG LÀ “KẺ THẤT BẠI”
Người thành công là người từng thất bại nhưng chưa bao giờ tự coi mình
là kẻ thất bại. Wolfgang Mozart − một trong những nhà soạn nhạc thiên tài
từng bị Hoàng đế Ferdinand phê phán rằng vở nhạc kịch The Marriage of
Figarowas (Đám cưới của Figaro) “quá phô trương” và âm nhạc “quá ồn
ào”. Họa sĩ Vincent van Gogh, tác giả của những bức tranh đạt được con số
kỷ lục khi đem đấu giá, chỉ bán được 1 bức tranh khi còn sống. Khi còn
nhỏ, Thomas Edison, nhà phát minh có nhiều phát kiến nhất trong lịch sử,
từng bị xem là không thể giáo dục được. Và Albert Einstein, nhà tư tưởng