vĩ đại nhất mọi thời đại, cũng từng bị thầy hiệu trưởng Munich nhận xét
rằng ông sẽ “không bao giờ làm được điều gì to tát cả”.
Tôi nghĩ rằng, nói một cách thận trọng, tất cả những người đạt được
thành công vĩ đại đều có nhiều lý do để tin rằng họ là kẻ thất bại. Nhưng
bất chấp những điều đó, họ vẫn kiên trì. Khi đối mặt với nghịch cảnh, bị từ
chối hay thất bại, họ vẫn tiếp tục tin tưởng vào chính mình và chối bỏ suy
nghĩ tiêu cực.
Tất cả những người đạt được thành công vĩ đại đều có nhiều lý do để
tin rằng họ là kẻ thất bại.
TIẾN LÊN TỪ THẤT BẠI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ĐẶT LÒNG
TỰ TRỌNG SAI CHỖ
Suốt 20 năm qua, qua quá trình theo dõi, các nhà giáo dục Hoa Kỳ nhận
thấy điểm bài thi của học sinh đang kém dần và niềm say mê học hành
cũng giảm sút và họ đang cố gắng tìm ra cách đảo ngược xu hướng này.
Một giả thiết phổ biến cho rằng cách tốt nhất để cải thiện khả năng của học
sinh là kích thích lòng tự trọng của chúng. Khi theo dõi những học sinh đạt
thành tích cao, các nhà giáo dục đều thấy các em sở hữu sự tự tin, nên họ
đưa ra giả thuyết rằng nếu họ cứ xây dựng lòng tự trọng, những học sinh sẽ
có khả năng tự bắt kịp. Nhưng cách tiếp cận đó đã bị phản bác. Các nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu chỉ đơn thuần xây dựng “cái tôi” cho
những học sinh đó, nó sẽ gây ra nhiều điểm tiêu cực: Chúng sẽ dửng dưng
với sự xuất sắc, không có khả năng vượt qua nghịch cảnh và dễ có những
phản ứng tiêu cực với người phê bình chúng.
Hiện tại, tôi đánh giá rất cao việc khen ngợi mọi người, đặc biệt là trẻ
em. Thực tế, tôi cho rằng con người luôn sống theo mức mong đợi của
người xung quanh. Nhưng tôi cũng tin rằng những lời khen ngợi phải căn
cứ trên cơ sở sự thật. Bạn không cần nói những lời hay ý đẹp nhưng sáo
rỗng với người khác. Dưới đây là cách mà tôi thường sử dụng để khuyến
khích và dẫn dắt người khác: