con bé này hư quá, chỉ cười cợt, hát hỏng cả ngày thôi”. Cô gái bước lên,
hát:
BÔNG HỒNG TRÊN BAO LƠN
Đoá hồng sớm sớm đưa hương.
Đông về lá rụng, xuân sang nảy chồi
Vì đâu hương ngát, màu tươi?
Vì tia nắng ấm, vì lời chim ca.
Kìa họa mi líu lo trong thẳm
Bặt im khi gió lộng cành khô,
Mẹ ơi, ríu rít sớm trưa
Vì yêu lá biếc, vì ưa nắng hồng.
Trời sinh mỗi vật mỗi thông.
Hoa đua sắc thắm, chim lồng giọng hay
Lòng con rạo rực ban mai
Nên má con đẹp, nên lời con xinh.
Nhân vật mà cô Philomele gọi bằng mẹ có một bộ râu to tướng thò ra
ngoài chiếc mũ trùm; lúc cô ta hát xong một đoạn, tạm ngừng, hình như bà
mẹ cứ muốn ôm lấy cô con gái mà hôn để tỏ tình mẫu tử. Cứ mỗi một cái
vuốt ve lại được toàn thể khán giả ồn ào tán thưởng. Màn kịch kết thúc
trong một bản hợp tấu nghe như tiếng một đàn chim ríu rít cùng hót; khán
giả đồng thanh đòi diễn lại. Người ta vỗ tay, người ta tung hoa lên sân khấu
để hoan hô con chim hoạ mi của buổi tối hôm ấy. Hầu tước Steyne to tiếng
cổ vũ hơn ai hết. Becky, “con chim hoạ mi” đỡ lấy bó hoa lão tung cho, ấp
vào ngực với một điệu bộ hệt tay nghệ sĩ nhà nghề. Hầu tước Steyne khoái
trá không tả được. Khách khứa cũng đồng tình với lão. Lúc này còn ai để ý
đến người đàn bà đẹp nõn nà mắt đen láy đã thu hút cảm tình của khán giả
trong màn kịch đầu tiên? Người đàn bà ấy đẹp gấp đôi Becky, nhưng đã bị
tài năng của cô ta làm cho hoàn toàn lu mờ rồi. Ai ai cũng chỉ chú ý đến
Becky. Người ta ví Becky với những nghệ sĩ nổi danh như Stephens,