viên nước ngoài của tờ Ngôi sao Toronto và bắt đầu con đường viết văn
chuyên nghiệp. Ông tham gia nội chiến Tây Ban Nha và Thế chiến thứ hai
với tư cách một phóng viên. Năm 1954, ông nhận giải Nobel văn học. Ông
mất tại Idaho năm 1961.
PHỤ LỤC NHÂN VẬT LỊCH SỬ
ANDERSON Sherwood (1876-1941), nhà văn Mĩ chuyên viết truyện
ngắn. Tập truyện Winesburg, Ohio nổi tiếng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc
đến nhiều tác giả Mĩ như Ernest Hemingway, William Faulkner, Thomas
Wolfe, John Steinbeck cũng như những người khác. Không bao lâu sau một
cơn suy sụp tinh thần, cuối 1912 Anderson từ bỏ công việc ổn định lẫn vợ
và ba đứa con nhỏ để dấn thân vào cuộc đời của một người sáng tác mà như
ông mô tả là để “chạy trốn khỏi sự tồn tại mang tính vật chất chủ nghĩa.”
Hành động này của ông được nhiều người viết trẻ xem như một tấm gương
về sự can đảm. Ông mất năm 64 tuổi, bia mộ khắc: “Cuộc sống, chứ không
phải Cái chết, mới là cuộc du hành vĩ đại.”
APOLLINAIRE Guillaume (1880-1918), nhà văn, nhà thơ, nhà phê
bình nghệ thuật người Pháp gốc Ba Lan. Ông là một trong những gương
mặt thơ xuất chúng đầu thế kỉ hai mươi, và được xem là người đặt ra tên gọi
“chủ nghĩa siêu thực”, tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng, trong đó có
Alcools (1913). Bị thương khi tham gia Thế chiến thứ nhất, sức khỏe ông
yếu dần và trở thành nạn nhân của đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Ông qua đời khi vừa 38 tuổi.
ARLEN Michael (1895-1956), nhà văn Anh, gốc Armenia. Ông được
nhớ đến với thành công tuyệt vời của tiểu thuyết (và vở kịch) Chiếc mũ
xanh (The Green Hat) năm 1924. Tác phẩm này của ông là thế giới thu nhỏ
của xã hội thời thượng London thời sau Thế chiến thứ nhất hân hoan giả
tạo, đầy những hoài nghi và tan vỡ ảo tưởng. Các tiểu thuyết của ông mô tả