HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 115

là các loại nét bút để vỡ vạc và gợi ý về bề mặt chất liệu của vật được vẽ mà
thôi. Kỹ thuật này thực ra chứa đựng nhiều cái khiên cưỡng rất vô lí. (2)
Chủ nghĩa sắc thái cũng có nghĩa lấy mục tiêu là tạo nên một bầu không khí
bao trùm cho cả bức tranh. Và (3) chính cái bầu không khí bao trùm này
chứ không phải là nhịp điệu của nét bút sẽ quyết định bố cục, bắt buộc họa
sỹ phải đi đến chỗ cực kì đơn giản. Như vậy, ảnh hưởng của Mễ Phi thực sự
lớn lao hơn nhiều so với những gì người đời đã nhận định về ông. Nó không
chỉ giới hạn trong số những người trực tiếp noi theo ông như con trai ông là
Mễ Hữu Nhân, như Cao Khắc Cung, Phương Tòng Nghĩa, Trần Thuần, và
nhiều người khác, kể cả Mộc Khê, là người ít được biết đến và chưa được
đánh giá đầy đủ ở Trung Quốc. Nó có thể thấy cả ở những nơi rất bất ngờ
như trong tranh của Ngô Trấn, hoặc cả trong tranh của các họa sỹ Bắc Phái
như Hạ Khuê và Mã Viễn, với cùng một ý thức nhấn mạnh đến bầu không
khí bao trùm tất cả và rất ít chi tiết, mặc dù nét bút và đường viền của họ
vẫn rất rõ ràng và chắc chắn.
Mễ Phi có tên chữ là Nguyên Chương. Con trai ông là Mễ Hữu Nhân cũng
đặc sắc không kém. Hai bố con được người đời gọi là “Lưỡng Mễ”, và
phong cách đặc sắc của họ được gọi là “Mễ Gia Phong Thủy”, tức là
“phong cảnh của nhà họ Mễ”. Mễ Phi là người sành điệu trong thưởng thức
hội họa, một nhà sưu tầm, và cũng có cái “máu điên” của giới sưu tầm và
chơi đồ cổ. Hễ đã thấy một thứ gì thật sự cổ và hay là ông phải có bằng
được mới thôi. Có lần vào vẽ cho vua Huy Tông, ông còn ngang nhiên xin
nhà vua một cái nghiên mực ông nhìn thấy trong cung. Ông bị người đời
gọi là “Mễ Điên”, cũng giống như Cố Khải Chi ngày trước. Có lần ông vận
đại trào rồi quỳ mọp trước một tảng đá đẹp, vái lạy nó như tiến lễ nhạc phụ
vậy. Ông tôn thờ Tô Đông Pha như một sư phụ tiền bối và một thiên tài thơ
ca. Lần cuối cùng Tô Đông Pha ngã bệnh, ông đã túc trực bên cạnh không
mấy khi rời. Với một nghĩa nào đó, phong cách của Mễ Phi cũng có thể
được coi là tiền thân của phái Văn Nhân Họa.
Sách Họa Sử (Lịch sử hội họa) của Mễ Phi được đánh giá rất cao nhờ
những mẩu chuyện về cách thưởng ngọan hội họa rất sành điệu của ông.
Trong các đoạn dịch dưới đây, ta sẽ thấy thời bấy giờ đang say mê các bậc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.